Đơn vị tính: tỷ đồng,% STT Ngân hàng TỔNG TS +/- % Đầu năm 2012 Cuối năm 2012 1 Sài Gòn - Hà Nội - SHB 70,990 116,538 45,548 64.16% 2 Quân đội - MB 138,831 175,610 36,779 26.49% 3 Việt Nam thịnh vượng - VPBank 82,818 102,576 19,758 23.86% 4 Đầu tư và phát triển - BIDV 405,755 484,696 78,941 19.46% 5 Phát triển TPHCM - HD Bank 45,025 52,783 7,758 17.23% 6 Ngoại thương - Vietcombank 366,722 414,475 47,753 13.02% 7 Công thương - Vietinbank 460,604 503,530 42,926 9.32% 8 Sài Gịn Thương Tín - Sacombank 140,137 151,282 11,145 7.95% 9 Phương đông - OCB 25,424 27,424 2,000 7.87% 10 Đông Á - EAB 64,738 69,278 4,540 7.01% 11 Sài Gòn - SCB 144,814 149,206 4,392 3.03% 12 Bảo Việt - BVB 13,225 13,283 58 0.44% 13 Kỹ thương - Techcombank 180,531 179,934 (597) (0.33%) 14 Hàng hải - Maritime bank 114,375 109,923 (4,452) (3.89%) 15 Xuất nhập khẩu - Eximbank 183,567 170,156 (13,411) (7.31%) 16 Á châu - ACB 281,019 176,308 (104,711) (37.26%)
( Nguồn : BCTN 2012 của SCB và một số ngân hàng )
So với đầu năm, tổng tài sản của đa số các ngân hàng đều gia tăng. Trong đó, phải kể đến ngân hàng Đầu tư và phát triển tăng gần 79 nghìn tỷ đồng, Vietcombank tăng 47,7 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên vẫn chưa vượt qua Vietinbank về quy mơ tổng tài sản. Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng có sự sút giảm về tài sản phải kể đến như ACB, Eximbank. Tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng tài sản thì SHB là cao nhất (tăng 64.16%).
SCB sau một năm hợp nhất cũng tăng tổng tài sản lên tới 149 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3 nghìn tỷ đồng. Nhìn chung, sau hợp nhất, quy mô tổng tài sản của SCB được xem là cao trong khối NHTMCP nhưng chưa thể so sánh với các ngân hàng lâu đời và có thương hiệu nổi tiếng trên thương trường.
2.2.1.3. Khả năng thanh khoản
Trước khi hợp nhất, cả ba ngân hàng đều gặp phải một vấn đề chung đó là tình trạng mất thanh khoản tạm thời. Nhưng đến cuối năm 2012 thì tỷ lệ khả năng chi trả của SCB đã có những chuyển biến tích cực nhờ vào sự tăng trưởng trong huy động TT1 và nỗ lực gia hạn các khoản vay TT2, giảm đáng kể nợ vay tái cấp vốn, trả dứt nợ vay BIDV, trả dần các khoản vay TT2 và nợ quá hạn của tổ chức kinh tế.
Tổng nguồn vốn huy động đạt 124.963 tỷ đồng (không bao gồm tiền vay NHNN), tăng 12.454 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 11,07% so với đầu năm, trong đó:
- Vốn huy động TT1(bao gồm tiền gửi TCKT, dân cư, GTCG, giữ hộ khách hàng, vốn uỷ thác): đạt 106.712 tỷ đồng, tăng 28.102 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 35,75% so với đầu năm.
- Vốn huy động thị trường 2 : Huy động vốn liên Ngân hàng đạt 18.251 tỷ đồng, giảm 15.648 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 46,16% so với đầu năm.
Vay NHNN : tổng doanh số chi trả nợ vay tái cấp vốn của SCB đến 31/12/2012 là 10.855 tỷ đồng.
Bảng 2.9 là một số chỉ tiêu đáng lưu ý về khả năng thanh khoản của SCB