Thị phần và mạng lưới hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn sau hợp nhất (Trang 64 - 69)

2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn (SCB)sau hợp nhất

2.2.6. Thị phần và mạng lưới hoạt động

2.2.6.1. Thị phần huy động

Khả năng huy động vốn là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Khả năng huy động vốn cịn thể hiện tính hiệu qủa, năng lực và uy tín của ngân hàng đó trên thị trường. Khả năng huy động vốn tốt cũng có nghĩa là ngân hàng đó sử dụng các sản phẩm dịch vụ, hay cơng cụ huy động vốn có hiệu quả, thu hút được khách hàng. Tuy nhiên, lượng tiền trong nền kinh tế thì có hạn, chỉ có ngân hàng nào có năng lực cạnh tranh cao mới có khả năng chiếm lĩnh được thị trường.

Dưới đây là bảng 2.17 tổng hợp thị phần huy động vốn của một số ngân hàng thương mại trong năm 2012 :

Bảng 2.17 : Thị phần huy động của SCB và một số NHTM Việt Nam

Đơn vị tính : %

STT Ngân hàng Đầu năm

2012

Cuối năm

2012 +/-

1 Đầu tư và phát triển - BIDV 14.96 9.32 (5.64) 2 Công thương - Vietinbank 16.39 8.93 (7.46) 3 Ngoại thương - Vietcombank 14.00 8.05 (5.95) 4 Á châu - ACB 11.34 3.96 (7.39) 5 Quân đội - MB 5.75 3.41 (2.34) 6 Kỹ thương - Techcombank 6.65 3.34 (3.30) 7 Sài Gịn Thương Tín - Sacombank 5.65 3.23 (2.42) 8 Sài Gòn - SCB 4.76 2.56 (2.20)

9 Xuất nhập khẩu - Eximbank 4.45 2.31 (2.14) 10 Sài Gòn - Hà Nội - SHB 2.81 2.30 (0.51) 11 Việt Nam thịnh vượng - VPBank 2.72 1.81 (0.91) 12 Hàng hải - Maritime bank 4.25 1.74 (2.51) 13 Đông Á - EAB 2.50 1.55 (0.95) 14 Phát triển TPHCM - HD Bank 1.65 1.07 (0.58) 15 Phương đông - OCB 0.81 0.43 (0.38) 16 Bảo Việt - BVB 0.43 0.18 (0.25) 17 Khác 0.89 45.81 44.92

Toàn ngành 100.00 100.00

( Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2012 của SCB và một số NHTM Việt Nam và tính tốn của tác giả)

Từ bảng 2.17 ta cũng thấy thị phần của tất cả các ngân hàng đều giảm so với đầu năm, chủ yếu là tình hình cạnh tranh lãi suất trong năm 2012 mà nguồn tiền từ các ngân hàng lớn đổ dồn về các ngân hàng nhỏ hơn nhưng có tỉ lệ lãi suất cao hơn. Mặc dù vậy, thị phần của các ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank, Vietcombank vẫn dẫn đầu danh sách. SCB cũng chiếm được 2.56% thị phần huy động, cũng có thể xem là khá so với các ngân hàng cùng hạng. Chính nhờ nguồn vốn tăng trưởng mạnh và ổn định này mà SCB đã gia tăng được khả năng thanh khoản, giúp đảm bảo cao nhất khả năng chi trả và hoàn trả một phần khoản vay tái cấp vốn cũng như khoản vay từ các TCTD khác.

2.2.6.2. Thị phần cho vay

Bên cạnh đó, nhắc đến thị phần cũng khơng thể khơng nhắc đến vai trò cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng. Theo bảng thống kê ở dưới ta cũng dễ dàng nhận ra là thị phần cho vay của các ngân hàng qua hai năm khá ổn định, chỉ riêng BIDV thị phần đã tăng thêm 1.09%. Vì hoạt động tín dụng khơng đơn giản như huy động vốn nên sự biến động của thị phần cho vay của các ngân hàng là không đáng kể, chưa kể đến việc hạn mức tín dụng bị thắt chặt, nợ xấu phát sinh dẫn đến những ràng buộc đối với công tác cho vay. Tuy nhiên thị phần của những ngân hàng lớn vẫn khá ổn định chiếm từ 8% thị phần trở lên.

Thị phần cho vay của SCB chiếm 3.23% trong năm 2012 và tăng so với đầu năm 2012 là 0.68%. Đây là một tỷ lệ cũng khá lớn và cao hơn một số ngân hàng có tiếng như Eximbank, Sacombank, Techcombank… Với thị phần như vậy, SCB có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều phân khúc thị trường hơn và có thể dần chuyển sang cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại cho nhiều khách hàng hiện hữu cũng như tiềm năng trong tương lai.

Bảng 2.18 : Thị phần cho vay của một số NHTM Việt Nam Đơn vị tính : % Đơn vị tính : % STT Ngân hàng Đầu năm 2012 Cuối năm 2012 +/-

1 Đầu tư và phát triển - BIDV 11.37 12.46 1.09 2 Công thương - Vietinbank 11.35 12.22 0.87 3 Ngoại thương - Vietcombank 8.10 8.84 0.74 4 Á châu - ACB 3.98 3.77 (0.21) 5 Sài Gịn Thương Tín -

Sacombank 3.03 3.45 0.41

6 Sài Gòn - SCB 2.56 3.23 0.68

7 Xuất nhập khẩu - Eximbank 2.89 2.75 (0.14) 8 Quân đội - MB 2.28 2.73 0.45 9 Kỹ thương - Techcombank 2.45 2.50 0.05 10 Sài Gòn - Hà Nội - SHB 1.13 2.09 0.96 11 Đông Á - EAB 1.70 1.86 0.15 12 Việt Nam thịnh vượng - VPBank 1.13 1.35 0.22 13 Hàng hải - Maritime bank 1.46 1.06 (0.40) 14 Phát triển TPHCM - HD Bank 0.54 0.78 0.24 15 Phương đông - OCB 0.54 0.63 0.10 16 Bảo Việt - BVB 0.26 0.25 (0.01) 17 Khác 45.24 40.05 (5.19)

Toàn ngành 100 100 0

( Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2012 của SCB và một số NHTM Việt Nam và tính tốn của tác giả)

Tính đến cuối năm 2012, tổng mức dư nợ cho vay của SCB đạt mức 88.155 tỷ đồng, tăng 22.085 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 33,4% so với đầu năm. Với chủ trương đồng hành, chia sẻ khó khăn với khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, SCB chủ trương tăng trưởng tín dụng có chọn lọc, trong đó tập trung doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên, với các sản phẩm cho vay với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy mà

2.2.6.3. Mạng lưới giao dịch

Theo số liệu từ bảng dưới ta thấy mạng lưới của Vietinbank là rộng nhất. Đây cũng được xem là lợi thế của ngân hàng. Vì mạng lưới hoạt động rộng sẽ góp phần gia tăng thị phần hoạt động, đem các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng đến gần với khách hàng hơn. Mạng lưới càng rộng, sẽ dễ được khách hàng biết đến, thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và dễ tiếp cận với doanh nghiệp để bán các sản phẩm tài chính tín dụng.

Trong năm 2012, đa số các ngân hàng đều có sự gia tăng về số lượng điểm giao dịch, đây được xem là xu thế tất yếu trong chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng.

Bảng 2.19 : Số lượng điểm giao dịch một số ngân hàng Việt Nam

Đơn vị tính : Điểm STT Ngân hàng Đầu năm 2012 Cuối năm 2012

01 Công thương - Vietinbank 1,170 1,183 02 Đầu tư và phát triển - BIDV 644 662 03 Ngoại thương - Vietcombank 400 400 04 Á châu - ACB 326 342 05 Sài Gòn - Hà Nội - SHB 158 317 06 Kỹ thương - Techcombank 307 316 07 Đông Á - EAB 227 240 08 Phát triển nhà ĐBSCL - MHB 230 233 09 Sài Gòn - SCB 230 231

10 Hàng hải - Maritime bank 213 216 11 Xuất nhập khẩu - Eximbank 203 207 12 Việt Nam thịnh vượng - VPBank 199 205 13 Quân đội - MB 176 182 14 An Bình - ABB 133 142 15 Phát triển TPHCM - HD Bank 120 121 16 Phương Đông - OCB 94 93 17 Bảo Việt - BVB 30 30

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 của SCB và một số NHTM Việt Nam)

Sau hợp nhất, SCB tập trung thực hiện hai nhiệm vụ chính là: quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới hoạt động và tiếp tục tìm kiếm địa điểm phù hợp để mở rộng mạng lưới hoạt động.Tính đến cuối năm 2012, SCB với 231 đơn vị giao dịch trên 26 tỉnh/thành phố của cả nước, cũng có thể đánh giá SCB là một trong 10 ngân hàng thương mại có mạng lưới giao dịch lớn. Mạng lưới giao dịch trải rộng khắp cả nước, tập trung ở những thành phố lớn. Các điểm giao dịch đều được trang bị cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại, nằm trên các tuyến đường chính, khu vực nhiều dân cư…Đây là điều kiện cần thiết để SCB gia tăng thị phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP sài gòn sau hợp nhất (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)