Bảng 2 .9 Một số chỉ tiêu về khả năng thanh khoản của SCB
Bảng 2.10 ROA,ROE của SCB và một số NHTM Việt Nam
STT Ngân hàng ROA ROE Đầu năm 2012 Cuối năm 2012 Đầu năm 2012 Cuối năm 2012
01 Công thương - Vietinbank 1.51% 1.28% 26.81% 19.87% 02 Ngoại thương - Vietcombank 1.25% 1.13% 17.08% 12.61% 03 Đầu tư và phát triển - BIDV 0.83% 0.66% 13.16% 11.38% 04 Xuất nhập khẩu - Eximbank 1.93% 1.21% 20.39% 13.32% 05 Á châu - ACB 1.32% 0.34% 27.49% 6.38% 06 Kỹ thương - Techcombank 1.91% 0.42% 28.80% 5.94% 07 Quân đội - MB 1.71% 1.47% 22.96% 20.49% 08 Đông Á - EAB 1.57% 0.86% 16.86% 9.69% 09 Hàng hải - Maritime bank 0.69% 0.20% 10.08% 2.44% 10 Phương đông - OCB 1.34% 0.87% 8.79% 6.07% 11 Việt Nam thịnh vượng - VPBank 1.12% 0.69% 14.28% 10.19% 12 Sài Gòn - Hà Nội - SHB 1.23% 0.03% 15.04% 0.34% 13 Phát triển TPHCM - HD Bank 1.07% 0.67% 14.44% 7.30% 14 Sài Gịn Thương Tín - Sacombank 1.44% 0.68% 14.60% 7.14% 15 Bảo Việt - BVB 0.86% 0.69% 6.96% 3.78% 16 Sài Gòn - SCB 0.27% 0.04% 3.47% 0.56% (Nguồn : Số liệu từ BCTC hợp nhất của SCB và các NHTM 2012 và tính tốn của
tác giả)
ROA, ROE là 2 chỉ số đánh giá khả năng sinh lời cho các ngân hàng và được các cổ đông hết sức quan tâm. Từ bảng trên ta thấy chỉ có các ngân hàng có tiềm lực
mạnh như Vietcombank, Eximbank, Vietinbank là có ROA>1. Các ngân hàng thương mại còn lại tuy ROA đầu năm tăng cao nhưng đến cuối năm 2012 đều sút giảm <1 do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế cũng như ngành. Chẳng hạn như Techcombank, ROA đầu năm đạt 1.91% nhưng cuối năm 2012 chỉ còn 0.42% là do lợi nhuận năm 2012 sụt giảm q nhiều so với năm trước. Cũng chính vì thế mà ROE cũng từ 28,8% xuống còn 5.94%. Đây là điều mà các cổ đơng rất khơng thích khi mà đồng vốn của họ bỏ ra khơng mang lại lợi nhuận như mong muốn. Có thể nói năm 2012 là năm tối tăm của ngành ngân hàng khi mà ROE các ngân hàng được khảo sát đều giảm so với đầu năm.
Với SCB sau quá trình hợp nhất, việc ổn định hoạt động được ưu tiên hàng đầu, do đó các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE là khá thấp nhưng vẫn dương là sự cố gắng rất lớn của SCB. Để đánh giá được chính xác chỉ tiêu này, chúng ta cần phải có một khoảng thời gian đủ dài để hoạt động SCB ổn định và tập trung vào kinh doanh tạo lợi nhuận.
2.2.1.5. Mức độ rủi ro
Trước khi hợp nhất, SCB gặp khá nhiều khó khăn về rủi ro thanh khoản, tỷ lệ an toàn hoạt động, rủi ro tín dụng…Có thể tóm tắt như sau:
- Rủi ro thanh khoản : các khoản nợ quá hạn ở TT1 tăng cao cũng như các nguồn huy động từ dân cư giảm mạnh do khách hàng rút tiền hàng loạt ở 3 ngân hàng, các món nợ TT2 do đó cũng khơng trả được và tất yếu là SCB phải thực hiện vay tái cấp vốn từ NHNN và nhận vốn vay hỗ trợ từ BIDV.
- Tỷ lệ an toàn hoạt động: hầu hết các tỷ lệ an toàn hoạt động của SCB đều chưa đạt theo quy đinh; cụ thể như : khơng duy trì đủ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu thấp hơn 9%, tỷ số thanh khoản thấp hơn quy định, tỷ lệ dư nợ cho vay của một khách hàng / nhóm khách hàng có liên quan so với vốn tự có và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đều vượt quy định.
- Rủi ro tín dụng : nợ quá hạn và nợ xấu ở mức cao. Do tình hình kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, nguồn trả nợ bị hạn chế nên các khoản vay có nguy
cơ chuyển thành nợ quá hạn cao. Đồng thời, tài sản đảm bảo các khoản vay lại chủ yếu là bất động sản và cổ phiếu của chính các doanh nghiệp này nên tính thanh khoản của nó khơng cao, khả năng thu hồi khi thanh lý thấp do khủng hoảng của nền kinh tế và tình trạng đóng băng của bất động sản.
Sau một năm tích cực trong cơng tác huy động TT1 cũng như nỗ lực xử lý và thu hồi các khoản cho vay, tình hình hoạt động của SCB cũng đã có những cải thiện nhất định.
- Xử lý thanh khoản : tính đến hết 31/12/2012, SCB đã thanh tốn cho NHNN là 9.478 tỷ đồng gốc và 1.377 tỷ đồng lãi, chỉ còn lại 9.772 tỷ đồng số dư tái cấp vốn. Do tăng cường thu nợ cũng như cân đối sử dụng nguồn vốn huy động mới trên TT1 nên các khoản vay ở TT 2 đã giảm chỉ còn 15.648 tỷ đồng, giảm 46,2% so với đầu năm. Nguồn vốn huy động được ở TT1 được dùng để hỗ trợ thanh khoản và đáp ứng nhu cầu hoạt động. Có được mức tăng trưởng này chủ yếu do SCB đã liên tục triển khai mới các sản phẩm/chương trình/ chính sách huy động dành cho khách hàng cá nhân.
- Các tỷ lệ an toàn hoạt động :
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hợp nhất) cuối năm 2012 đạt 10,7%, đáp ứng quy định của NHNN (>9%).
Tỷ lệ khả năng chi trả của SCB đã có những chuyển biến tích cực nhờ sự tăng trưởng trong huy động TT1 và nỗ lực gia hạn các khoản vay TT2.
Các tỷ lệ phản ánh rủi ro tín dụng như tỷ lệ dư nợ cho vay/1KH(nhóm KH) và tỷ lệ dư nợ cho vay và bảo lãnh/1KH(nhóm KH) đều đạt mức quy định của NHNN.
- Tỉ lệ nợ xấu :