Các lý thuyết về quản trị thanh khoản trong ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 37)

1.5.1. Lý thuyết cho vay thương mại

Hình thành dựa trên việc nghiên cứu thanh khoản của các NH từ đầu thế kỷ 19 trở về trước. Khi đó thị trường tài chính cịn chưa phát triển cao, cho vay được coi là tài sản lớn nhất trong ngân hàng nên một ngân hàng muốn duy trì tính thanh khoản của tài sản thì phải dựa vào việc nắm giữ ngân quỹ (chủ yếu là tiền mặt) và các khoản cho vay của nó phải là các khoản cho vay thương mại. Lý thuyết này chứng minh rằng, trong

điều kiện các nguồn của ngân hàng phần lớn là ngắn hạn thì cho vay thương mại, tức

tài trợ ngắn hạn cho tài sản lưu động của doanh nghiệp sẽ đảm bảo sự phù hợp về kì hạn của tài sản và nguồn vốn của ngân hàng tạo cho NH khả năng nhận được nguồn trả nợ trong ngắn hạn do hàng hóa được bán, vì vậy sẽ là phương pháp tốt nhất đảm bảo

thanh khoản.

Lý thuyết cho vay thương mại bên cạnh việc phân tích tính thanh khoản của các khoản cho vay thương mại đã không chú ý tới tính chất thanh khoản của nguồn vốn của ngân hàng và tính thanh khoản của các khoản cho vay phi thương mại, từ đó đã cho

rằng các khoản cho vay phi thương mại là không đảm bảo tính thanh khoản và khơng thích hợp với ngân hàng thương mại.Nhưng thực tế lại ngược lại vì có rất nhiều khoản tiền gửi không bị rút ra khi đến hạn mà tiếp tục kì hạn mới. Những nguồn tiền như vậy có thể sử dụng cho vay trung và dài hạn.

Lý thuyết cho vay thương mại đã ảnh hưởng tới chính sách của NHTƯ đối với

NHTM như là qui định về tỷ lệ nguồn ngắn hạn thường cao hơn nguồn trung và dài hạn, quy định về tỷ lệ nguồn ngắn hạn được chuyển sang cho vay trung và dài hạn…

1.5.2. Lý thuyết về khả năng chuyển đổi của tài sản

Dựa trên việc phân tích số lượng các ngân hàng Anh và Mỹ phá sản trong khủng hoảng 29-33, các tác giả của lý thuyết này cho rằng, số lượng các ngân hàng Anh (chủ yếu cho vay thương mại) bị phá sản cũng chẳng kém gì các ngân hàng Mỹ (mở rộng cho vay đối với bất động sản và người tiêu dùng). Như vậy, cho vay thương mại cũng không đảm bảo an toàn thanh khoản cho NHTM khi khủng hoảng xảy ra. Lý thuyết

này chứng minh rằng vấn đề chính để đảm bảo an toàn thanh khoản là khả năng tạo ra thu nhập của ngân hàng(tăng khả năng tích lũy) và khả năng chuyển đổi của tài sản.Với sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường tài sản, nhiều tài sản của ngân hàng có khả năng chuyển đổi cao đảm bảo ngân hàng có khoản thu cần thiết khi phải

đáp ứng nhu cầu thanh khoản.Do vậy, các ngân hàng hồn tồn có thể thực hiện các

khoản cho vay phi thương mại mà vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản của NH.

1.5.3. Lý thuyết về lợi tức dự tính

Lý thuyết này cho rằng các khoản thu từ tài sản không chỉ xảy ra khi tài sản đến hạn mà cịn có được vào nhiều thời điểm trong suốt thời hạn của tài sản. Chẳng hạn

nếu NH cho vay trung và dài hạn, song thực hiện thu nợ theo nhiều kì hạn nợ thì thu dự tính sẽ làm tăng tính thanh khoản của tài sản.

Lý thuyết này đặt nền tảng quan trọng trong việc nghiên cứu kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, coi đó là nội dung chính để quản lý thanh khoản của tài sản. Xây dựng kế hoạch thu nợ, thu lãi..căn cứ vào lợi tức dự tính của tài sản là một biện pháp đảm bảo tính thanh khoản của tài sản.

1.5.4. Lý thuyết về quản lý nợ

Lý thuyết này hình thành từ giữa những năm 60 của thế kỉ 20 gắn liền với việc hình thành cơng cụ huy động mới là chứng chỉ tiền gửi (CD) và thị trường CD. CD cho phép các ngân hàng lớn ở các trung tâm tiền tệ có thể huy động trong thời gian ngắn một lượng vốn lớn với chi phí rẻ hơn phát hành trái phiếu trung, dài hạn.

Cùng với việc phát triển thị trường liên ngân hàng cho phép các ngân hàng có thể vay lẫn nhau với quy mơ lớn, chi phí giao dịch thấp. Mơi trường hoạt động này làm tăng khả năng vay nợ của các NHTM. Và một ngân hàng có khả năng vay nợ cao (thời gian nhanh, quy mơ lớn, chi phí thấp) thì có khả năng thanh khoản cao.

Tóm lại, các nhà quản lý ngân hàng có thể duy trì danh mục tài sản nghiêng về tính sinh lời hơn là tính thanh khoản và sử dụng việc huy động mới như là phương pháp chính để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 37)