Phân tích các chỉ số đánh giá khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 65)

2.2. Khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam

2.2.4.3. Phân tích các chỉ số đánh giá khả năng thanh khoản

(i) Nhóm chỉ số H1, H2, H3 là các chỉ số phản ánh trạng thái tiền mặt; chỉ số này càng lớn hàm ý NH càng có khả năng xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời.

- Nhìn chung trong giai đoạn 2008 – 2011 các chỉ số này có xu hướng đi xuống, trong khi đó nhóm so sánh là BIDV và Vietcombank đại diện cho các NH lớn các chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy khả năng xử lý nhu cầu tiền mặt của các NH nhỏ ngày càng suy giảm; thực tế diễn biến giai đoạn 2008 – 2011 cũng đã

chứng minh rõ ràng điều này

- Xem xét về giá trị các chỉ số H1, H2, H3 của các NH nhỏ so với BIDV và Vietcombank chúng ta thấy giá trị chỉ số của các NH nhỏ lớn hơn trong giai đoạn 2008 – 2011 tuy nhiên điều này không phản ánh việc các NH nhỏ thanh khoản lớn hơn mà nó cho thấy khả năng huy động vốn và quy mô tổng tài sản của các NH nhỏ là thấp khiến cho các trị số cao lên. Vấn đề này có thể gây nhầm lẫn trong quản trị thanh

khoản và dẫn tới sai lầm trong nhận định vấn đề thanh khoản của NH nhỏ.

(ii) Chỉ tiêu phản ánh năng lực cho vay của NH nhỏ (H4)

- Xét về mặt xu hướng thì năng lực cho vay của NH nhỏ đang giảm dần từ mức trung bình là 0,55 năm 2008 xuống cịn 0,446 năm 2011 và có mức độ biến động khá lớn biểu hiện độ lệch có giá trị cao. Trong khi đó năng lực cho vay của nhóm NH lớn lại có xu hướng tăng từ mức 0,57 năm 2008 lên mức 0,63 năm 2011.

- Xét về mặt trị số, nhóm NH nhỏ có trị số thấp hơn nhóm NH lớn trong cùng khoảng thời gian; nó phản ánh khả năng cho vay và quy mô cho vay của NH nhỏ là vô

cùng khiêm tốn so với NH lớn. Khi xem xét chỉ tiêu năng lực cho vay, nếu chúng ta đặt trong bối cảnh khủng hoảng và khó khăn về vốn do chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN thì sẽ thấy rõ nét sức mạnh của NH lớn và sự khó khăn, yếu kém của NH nhỏ về năng lực và thanh khoản.

(iii) Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng (H5), đánh giá các ngân hàng đã sử dụng

tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp.

Tính tốn cho thấy các NH nhỏ có chỉ số H5 tăng dần và có giá trị lớn hơn các NH lớn; nó cho thấy khả năng thanh khoản ngày càng thấp của NH nhỏ khi mà phần lớn huy động của khách hàng đã mang đi cho vay và huy động không đủ bù đắp cho cho vay của NH; như vậy nếu cầu thanh khoản tăng đột biến do các yếu tố tác động thì việc căng thẳng thanh khoản, mất thanh khoản ... là có thể xảy ra.

(iv) Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển

đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có” của ngân

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phản ánh thanh khoản ngân hàng nhỏ giai đoạn 2008 - 2011 Chỉ số Mơ tả cơng thức tính Các ngân hàng nhỏ Vietcombank và BIDV Chỉ số Độ lệch 2011 2010 2009 2008 2011 2010 2009 2008 2011 2010 2009 2008 H1 Vốn tự có/ Tổng vốn huy động 0,202 0,200 0,199 0,312 0,139 0,119 0,176 0,216 0,088 0,077 0,076 0,070 H2 Vốn tự có/ Tổng tài sản 0,069 0,068 0,059 0,072 0,080 0,098 0,098 0,118 0,070 0,067 0,033 0,031 H3 (TM + Tgửi tại các TCTD)/ TTS có 0,221 0,218 0,215 0,239 0,116 0,097 0,144 0,138 0,226 0,221 0,174 0,141 H4 Dư nợ/ Tổng tài sản có 0,446 0,467 0,583 0,550 0,132 0,141 0,196 0,173 0,633 0,618 0,607 0,570

H5 Dư nợ/ Tiền gửi khách

hàng 1,160 0,985 1,153 1,092 0,463 0,270 0,719 0,391 1,049 0,927 0,942 0,837 H6 (CKKD + CK sẵn sàng bán)/ TTS có 0,087 - 0,039 0,044 0,069 - 0,047 0,067 0,075 0,079 0,092 0,132 H7 Tgửi và CV TCTD/ Tgửi và vay từ TCTD 0,763 - - - 0,257 - - - 1,898 1,691 1,993 2,264 H8 (TM + Tgửi tại TCTD)/ Tgửi của KH 0,768 0,495 0,449 0,569 0,917 0,284 0,437 0,541 0,370 0,332 0,269 0,205

Xét cả giai đoạn NH lớn có chỉ số H6 lớn hơn NH nhỏ, tuy nhiên trong năm 2011 chỉ số H6 của NH nhỏ đã lớn hơn NH lớn; nó cho thấy xu hướng đầu tư vào

chứng khóan của NH nhỏ đang tăng lên mạnh mẽ; trong điều kiện bình thường đây là tín hiệu tốt vì vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo thanh khoản. Nhưng với bối cảnh “down trend” của thị trường chứng khoán giai đoạn này thì việc chuyển đổi thành tiền của các chứng khốn cũng khơng dễ dàng; do vậy nguy cơ giảm thanh khoản của NH nhỏ là có thể xảy ra.

(v) Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD (H7), cho biết vị thế trên thị

trường liên ngân hàng của các ngân hàng ở vị trí “chủ nợ” hay “con nợ” và qua đó cho biết sức khỏe thực sự của ngân hàng.

Trên cơ sở tính tốn, chúng ta có thể thấy được H7 của nhóm NH nhỏ là nhỏ hơn 1, phản ánh các NH nhỏ đi vay từ các NH, TCTD khác nhiều hơn là cho vay và

gửi tại TCTD khác; trong khi đó các NH lớn thì ngược lại

Tóm lại qua việc xem xét các chỉ số cơ bản đánh giá khả năng thanh khoản của các NH nhỏ trong mối liên hệ so sánh với NH lớn; chúng ta có thể thấy được các NH nhỏ đang ở trong tình trạng thiếu về thanh khoản. Nguồn vốn huy động của các NH nhỏ trong thời gian qua chủ yếu là kỳ hạn ngắn từ khoảng 6 tháng trở xuống, kỳ hạn 1 năm

được huy động với tỷ lệ rất nhỏ, trong khi việc cho vay thì thường với kỳ hạn trung và

dài hạn, nghĩa là các ngân hàng hiện nay đang đối diện với rủi ro thanh khoản kỳ hạn. Việc sử dụng nguồn vốn huy động không hợp lý, tạo sự chênh lệch kỳ hạn lớn giữ nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Ngoài ra việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu không hợp lý do trong thời gian bùng nổ của thị trường chứng khoán, rất nhiều ngân hàng đã có một tỷ trọng đầu tư khơng nhỏ vào thị trường chứng khốn, thành lập cơng ty chứng khốn. Những việc này để lại hậu quả cho việc nguồn vốn đầu tư khơng sinh lợi, trong khi đó ngân hàng đang cần tiền để cân đối thanh khoản thì những tài sản này không dễ để “đưa ra quyết định” bán để lấy tiền cho thanh khoản vì khi bán thì hạch

tốn lỗ trên sổ sách (việc hạch tốn lỗ không được ưu tiên trong sổ sách các ngân

Có thể nói những điểm yếu trong khả năng thanh khoản nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của nhóm ngân hàng nhỏ được khảo sát thể hiện các đặc trưng của hệ thống ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế chuyển đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 65)