Cải tiến mơ hình quản trị rủi ro một cách hợp lý, hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 83 - 85)

3.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của ngân hàng

3.1.3. Cải tiến mơ hình quản trị rủi ro một cách hợp lý, hiệu quả

Việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro là công cụ hỗ trợ đắc lực cho cơng tác kiểm sốt, quản trị rủi ro và từ đó nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản. Nội dung của cải tiến mơ hình quản trị rủi ro được xem xét trên các vấn đề sau:

- Định kỳ và nội dung báo cáo được áp dụng thích hợp cho từng đối tượng nhận

báo cáo. Chẳng hạn như báo cáo cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc thì chỉ tập trung vào phần đánh giá chung, tổng hợp rủi ro và chỉ nêu các rủi ro lớn nhất, các biện pháp, chiến lược. Báo cáo có kèm theo các biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu tổng hợp và sử dụng biểu tượng đèn giao thơng với tín hiệu đèn đỏ, vàng, xanh thể hiện các cấp độ rủi ro. Định kỳ báo cáo có thể là tuần, tháng, quý.

Báo cáo cho lãnh đạo bộ phận nghiệp vụ thì yêu cầu biểu bảng chi tiết hơn và thường chỉ tập trung vào một loại rủi ro. Định kỳ báo cáo hằng ngày và báo cáo tức thời. Về cơ cấu tổ chức của ngân hàng, theo mơ hình trước đây, các bộ phận nghiệp vụ

đồng thời thực hiện quản trị rủi ro riêng của lĩnh vực hoạt động đó và có trách nhiệm

báo cáo cho Ban lãnh đạo ngân hàng.

Nhược điểm của mơ hình này là ngân hàng khơng có bộ phận đánh giá tổng thể các rủi ro của ngân hàng. Theo yêu cầu của Ủy ban Basel, cơ cấu tổ chức của NHTM cần có sự thay đổi nhằm thực hiện tốt hơn quản trị rủi ro. Các ngân hàng thành lập Ban

quản trị rủi ro, trong đó, có các nhà chun mơn về các loại rủi ro (thị trường, tín dụng, hoạt động,...) để đánh giá được toàn bộ rủi ro của ngân hàng.

- Quy trình quản trị rủi ro phải được thực hiện đối với riêng từng rủi ro và đối với toàn bộ danh mục rủi ro. Trong quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng cần thực hiện quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng và đối với tồn bộ danh mục tín dụng. Quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng địi hỏi kiến thức cụ thể về hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính của đối tác trong khi quản trị rủi ro danh mục tín dụng yêu cầu kiến thức bao quát toàn diện để giám sát toàn bộ thành phần và chất lượng danh mục tín dụng. Các ngân hàng cần phải có hệ thống giám sát chất lượng của tồn bộ danh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mơ và tính phức tạp của danh mục tín dụng. Việc giám sát chất lượng của tồn bộ danh mục tín dụng giúp cho ngân hàng có được cái nhìn tổng thể về rủi ro tín dụng, từ đó, dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu tư tập

trung vào những hạng mục (khách hàng, khu vực, ngành nghề,..), trên cơ sở đó, có

những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức nhằm làm giảm thiểu rủi ro.

- Như xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phịng rủi ro, xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, ban hành sổ tay tín dụng, trong đó quy

định chính sách tín dụng của ngân hàng, chiến lược tăng trưởng tín dụng phân theo đối

tượng khách hàng, khu vực, ngành và phát triển các chính sách khách hàng dựa vào việc đánh giá và phân loại khách hàng, quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm

đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng. Hồn thiện hệ

thống giám sát ngân hàng theo hướng cơ bản sau: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các "điểm" nhạy cảm; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng; nâng cao địi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phịng rủi

Các ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh cơng tác kiểm sốt nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và

thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.

- Khi xây dựng chiến lược hoạt động cần phân tích, tính tốn các điều kiện kinh tế vĩ mơ, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ nói chung, thị trường vốn nói riêng, trong đó có tính đến tình hình quốc tế. Chỉ chấp nhận các loại rủi ro cho phép đối với từng nghiệp vụ sau khi đã phân tích chi tiết trên tất cả các khía cạnh luật pháp và kinh tế. Khi quyết định thực hiện các nghiệp vụ, cần phân chia phù hợp nguồn vốn của ngân hàng với mức độ rủi ro cho phép.

- Thực hiện xây dựng và hoàn thiện chiến lược chính sách quản trị rủi ro đúng

đắn. Cải tổ tồn diện các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro,

bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro; tái cơ cấu bộ máy tổ chức; đẩy mạnh áp dụng các công cụ đo lường. Đồng thời tái cơ cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách quản lý, tách bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh; tiến tới thực hiện quản trị rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ ủy quyền phân cấp theo hàng ngang. Nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới.

- Thiết lập và tách bạch các nhóm nghiệp vụ như: Quản lý rủi ro;Quản lý tín dụng; Quản lý tài sản nợ/có, Quản lý tài chính - kế toán; Quản lý nhân lực;Quản lý thanh toán; Quản lý công nghệ; Quản lý chiến lược kinh doanh & Marketing; Hệ thống thông tin quản lý nội bộ. Thành lập Ban/Hội đồng quản lý tài sản nợ/có và phát triển hệ thống kiểm tra trực thuộc Ban điều hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)