Hạn chế các hoạt động kinh doanh, đầu tư mang tính mạo hiểm nhằm tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 83)

3.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của ngân hàng

3.1.2. Hạn chế các hoạt động kinh doanh, đầu tư mang tính mạo hiểm nhằm tăng

cường hiệu quả quản trị thanh khoản ngân hàng nhỏ

Trong tiến trình tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, mức độ cạnh tranh trong các NHTM ngày càng trở nên gay gắt, môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực tế

cho thấy để hoạt động kinh doanh ngân hàng vừa đảm bảo sự an toàn lại vừa đạt tỷ lệ sinh lời ở mức cao nhất ln là một trong những bài tốn khó đối với các nhà quản lý ngân hàng. Tuy nhiên, các NHTM hoạt động đều nhằm mục tiêu lợi nhuận. Vì thế, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận là một biện

pháp đánh giá căn bản cho cơng tác phịng ngừa và xử lý các khó khăn về thanh khoản. Trên thực tế bất chấp nền kinh tế trong năm 2011 vẫn cịn nhiều khó khăn, các ngân hàng vẫn tiếp tục đạt được mức lợi nhuận cao từ hàng trăm đến hàng ngàn tỉ đồng từ các hoạt động đầu tư và kinh doanh của mình. Điều này đã khơng thể tránh khỏi

những chỉ trích từ nhiều phía, đặc biệt là những doanh nghiệp đang gặp khó khăn, thua lỗ hoặc thậm chí phá sản. Nhưng nó cũng đưa các ngân hàng vào thế phải đối mặt với mức độ rủi ro thanh khoản ngày càng tăng dần.

Để phòng tránh rủi ro thanh khoản các NH nhỏ hay áp dụng các phương thức

nhằm giảm rủi ro thanh khoản như vay liên ngân hàng, vay tái cấp vốn của NHNN, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs) hoặc bán các tài sản ngắn hạn... Tuy nhiên, hoạt động vay mượn trên thị trường liên ngân hàng hiện đang bị tắc nghẽn. Công cụ vay tái cấp vốn của NHNN cũng ít khi phát huy hiệu lực do những trở ngại hành chính từ quyết định cấp hạn mức tái cấp vốn và bản thân các ngân hàng cũng khơng có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn để tái chiết khấu. Các tài sản ngắn hạn nhằm dự trữ thanh khoản như tín phiếu kho bạc cũng chỉ có quy mơ nhỏ, lại được phân bổ không đều và không hợp lý giữa các ngân hàng. Thị trường mở không phải là sân chơi cho tất cả các ngân hàng, đặc biệt đối với những ngân hàng đang gặp nhiều áp lực thanh khoản nhất hiện nay.

Hơn nữa, bản thân các ngân hàng, do áp lực cạnh tranh trong việc huy động vốn bởi rào cản trần lãi suất, cũng đã tự làm khó mình khi sáng tạo ra các tài khoản tiền gửi hết sức đa dạng mà bản chất cũng là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Chẳng hạn như các tài khoản có kỳ hạn vẫn dễ dàng rút trước hạn một cách linh hoạt mà không kèm ràng buộc nào hoặc tiền gửi kỳ hạn cực ngắn sẽ càng làm gia tăng tính chất bấp bênh

của dòng vốn ngân hàng. Cuối cùng, thị trường thứ cấp cho các giao dịch NCDs vẫn chưa hình thành, trong khi thị trường sơ cấp vẫn ở mức độ sơ khai.

Biến cố lớn nhất cũng là khủng khiếp nhất đối với một ngân hàng chính là sự

kiện đột biến rút tiền xảy ra khi người gửi mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng và

muốn tự mình giữ tiền hoặc chuyển sang các hoạt động đầu tư có tính an tồn cao hơn. Mất niềm tin chính là yếu tố nguy hiểm nhất đẩy ngân hàng đến sự phá sản. Do vậy

một ngân hàng càng hoạt động có hiệu quả thì phải cân đối được vấn đề rủi ro và lợi

nhuận; giảm thiểu các hoạt động mang tính mạo hiểm tùy theo diễn biến của nền kinh tế và tình hình của ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)