Kết luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 80)

Trên cơ sở triển khai khảo sát nghiên cứu 22 ngân hàng thương mại cổ phần có quy mơ vốn điều lệ nhỏ hơn 5 ngàn tỷ tính đến thời điểm 31/12/2011, tác giả đã tổng hợp được một số kết quả nghiên cứu như sau:

(i) Trên thực tế cho tới thời điểm hiện tại vấn đề quản trị thanh khoản của các ngân hàng nhỏ là vô cùng yếu kém, các căng thẳng về thanh khoản thường xuyên diễn ra và có xu hướng ngày càng trở nên xấu đi. Trong khi đó nhóm ngân hàng lớn thì có trạng thái đối lập và là đầu mối hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng nhỏ (thông qua việc cho vay, tài trợ cho ngân hàng nhỏ)

(ii) Cho tới thời điểm hiện tại có khá nhiều quan điểm tranh luận về vấn đề tồn

tại của các ngân hàng nhỏ, vấn đề hiệu quả của ngân hàng nhỏ tuy nhiên chưa thể có ý kiến đồng nhất. Bên cạnh đó sự quan tâm của NHNN đối với ngân hàng nhỏ ngày càng trở nên sát sao hơn; đặc biệt là qua hàng loạt các sự kiện trong ngành ngân hàng vừa

xảy ra thời gian qua. Hơn thế nữa bản thân các ngân hàng nhỏ đã dần dần ý thức được các vấn đề và đã đề ra các chiến lược phát triển để tách mình khỏi nhóm các ngân hàng

được coi là nhỏ.

(iii) Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị thanh khoản của các ngân hàng nhỏ và một nhân tố khơng có ảnh hưởng đến hiệu

quả quản trị thanh khoản của ngân hàng nhỏ, bao gồm cụ thể như sau:

- Nhân tố 1, Hệ thống chính sách của ngân hàng dưới tác động của lạm phát và xu hướng phát triển tiêu dùng của khách hàng có tác động cùng chiều đến hiệu quả

quản trị thanh khoản của ngân hàng nhỏ; khi nhân tố 1 tăng lên hiệu quả quản trị thanh khoản sẽ tăng lên và ngược lại; mức độ tác động là 56,6%.

- Nhân tố 2, Sức mạnh và mức độ mạo hiểm trong kinh doanh của ngân hàng có diễn biến tiêu cực đến hiệu quả quản trị thanh khoản của ngân hàng nhỏ; khi nhân tố 2 tăng thì sẽ khiến hiệu quả quản trị thanh khoản của ngân hàng nhỏ giảm và ngược lại; mức độ biến động ngược chiều này là 38,5%

- Nhân tố 3, Diễn biến của mơi trường vĩ mơ và trình độ cơng nghệ có tác động tích cực đến hiệu quả quản trị thanh khoản của ngân hàng nhỏ, khi nhân tố 3 tăng hiệu quả quản trị thanh khoản của ngân hàng nhỏ sẽ tăng và ngược lại; mức độ tác động khá nhỏ là 17,3%.

- Nhân tố 4, Chính sách quản trị rủi ro và kiểm sốt nội bộ có tác động ngược chiều với hiệu quả quản trị thanh khoản của ngân hàng nhỏ (ở đây là công tác quản lý cầu thanh khoản và khả năng quản lý kết hợp); khi nhân tố 4 tăng lên thì hiệu quả quản trị thanh khoản giảm và ngược lại; mức độ tác động này khá nhỏ là 14,9%

- Nhân tố 5, Vấn đề nội tại của ngành ngân hàng (ở đây là tính liên kết, hỗ trợ trong hệ thống ngân hàng và tác động của các cổ đông lớn) có tác động ngược chiều

với hiệu quả quản trị thanh khoản; khi nhân tố 5 tăng lên thì hiệu quả quản trị thanh khoản của ngân hàng nhỏ giảm xuống và ngược lại; mức độ tác động ở mức khá

28,9%.

- Nhân tố 7, Mối quan hệ giữa nợ xấu và sự phát triển của các thị trường tài chính (thị trường bất động sản, vàng, ngoại tệ, cơng cụ tài chính phái sinh …) có tác

động cùng chiều với khả năng quản trị thanh khoản; khi nhân tố 7 tăng sẽ làm hiệu quả

quản trị thanh khoản tăng và ngược lại; mức độ tác động là 11,5%.

- Nhân tố 6, Uy tín ngân hàng và khả năng dự báo theo nghiên cứu của tác giả khơng có tác động đến hiệu quả quản trị thanh khoản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy tại chương 2, tác giả đã trình bày tồn bộ phương pháp và kết quả nghiên cứu quản trị thanh khoản cho nhóm ngân hàng nhỏ bao gồm: hình thành mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố và vấn đề quản trị thanh khoản, các giả thiết nghiên cứu, các biến nghiên cứu và định nghĩa chúng; vấn quy mô mẫu, phương pháp lấy mẫu, cách thức thiết kế bảng hỏi và thang đo; quy trình thu thập số liệu qua các bước và cuối cùng là các kỹ thuật phân tích, xử lý số liệu đưa ra các kết luận. Các kết quả nghiên cứu của chương 2 được chia làm hai nhóm vấn đề như sau: Thông qua thu thập số liệu thứ cấp, tác giả đã mơ tả trình bày chung về hiện trạng của hệ thống NHTM Việt Nam, về các đặc điểm của ngân hàng nhỏ; tình hình quản trị thanh khoản các NH nhỏ trong giai đoạn vừa qua; tính tốn các chỉ tiêu phản ánh thanh khoản riêng biệt và tổng hợp cho các NH Nhỏ. Thông qua thu thập số liệu sơ cấp qua khảo sát 22 ngân hàng nhỏ bao gồm 220 nhà quản trị NH bằng bảng hỏi thiết kế sẵn; các kết quả được xem xét xử lý theo mơ hình nghiên cứu giả thiết, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, hơi quy bội biến và kiểm định các giả thiết về mối quan hệ của các nhân tố

đối với việc quản trị thanh khoản. Những kết quả xử lý số liệu này sẽ là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản tại chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN NGÂN HÀNG NHỎ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 80)