Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 48)

2.1. Phương pháp nghiên cứu:

2.1.2.5. Mẫu nghiên cứu

Phương pháp lấy mẫu, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề tác giả đã

tiến hành lựa chọn hình thức chọn mẫu trong danh sách các nhà quản lý cấp trung và cấp cao của nhóm 22 ngân hàng nghiên cứu. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì tác giả có khả năng tiếp cận người trả lời và họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu; mặt khác nó cũng ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành phân chia tỷ lệ lấy mẫu cho 22 ngân hàng nghiên cứu theo tỷ lệ bình quân 1/22 cho mỗi ngân hàng và phân bổ đều cho hai khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Quy mơ mẫu, sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được

và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu còn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được.

- Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. MacCallum và đồng tác giả (1999) đã tóm tắt các quan

điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần thiết cho

phân tích nhân tố. Trong đó, Gorsuch (1983) và Kline (1979) đề nghị con số đó là 100 cịn Guilford (1954) cho rằng con số đó là 200.

- Comrey và Lee (1992) thì khơng đưa ra một con số cố định mà đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất

tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng.

- Trong khi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5 số biến cần quan sát. Trong đề tài này có tất cả 40 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 40 x 5 = 200.

Kết luận: Như vậy số lượng mẫu tác giả dự kiến là 220 với đề tài nghiên cứu này, với kích thước mẫu này, thơng qua các mối quan hệ có trước tác giả đã tiến hành lập danh sách các nhà quản trị cấp trung và cấp cao của 22 ngân hàng nghiên cứu theo tỷ lệ phân bổ 1/22 và chia đều theo khu vực (tương ứng với 10 nhà quản trị của mỗi ngân hàng và trong mỗi ngân hàng chia đều là 5 nhà quản trị làm việc tại Hà Nội và 5 nhà quản trị làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 48)