Diễn biến thanh khoản của nhóm ngân hàng nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 55)

2.2. Khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam

2.2.4. Diễn biến thanh khoản của nhóm ngân hàng nhỏ

2.2.4.1. Diễn biến cầu thanh khoản

Tình hình thanh khoản năm 2007 vẫn được duy trì tốt cho đến tháng 10. Tuy

nhiên những ngày cuối tháng 11/2007 liên tục có thơng tin về tình hình thiếu tiền đồng của một số ngân hàng. Đây là một diễn biến khá bất thường, vì đến cuối tháng 10, tỷ lệ cho vay bằng VND/tổng vốn huy động VND của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội mới chỉ là 45.7% và của TP Hồ Chí Minh là 75.3% (hai địa bàn này chiếm gần 60%

tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống). Một lý do quan trọng là trong vịng một tuần các tập đồn kinh tế lớn của Nhà nước đã di chuyển vốn khoảng 7.200 tỷ đồng, làm cho các ngân hàng thương mại bị thiếu vốn khả dụng, đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng cao. Kết quả tất yếu là các NHTM đồng loạt mở một cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi nhằm huy động tiền gửi từ dân cư đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

Đến 30/1/2008, Ngân hàng Nhà nước đã phải “bơm thêm” 12.000 tỷ đồng vào

lưu thơng nhằm giúp cho các NHTM có thể vượt qua khó khăn trong vấn đề thanh

khoản. Nhưng chỉ một ngày sau, NHNN lại tiếp tục” bơm thêm” 15.000 tỷ đồng vào lưu thông với thời hạn thu về là 14 ngày. Thời điểm cuối năm âm lịch, người dân rút

tiền sắm tết khá lớn, thêm vào đó trước tết âm lịch các NHTM đã tăng cường cho vay

đáng kể. Trong khi đó vào thời điểm sau tết âm lịch thì trong khi các dịng tiền tín dụng

chưa kịp quay về, nhu cầu về tiền đồng trong ngân hàng thương mại chưa có dấu hiệu bớt căng thẳng, NHNN lại ra thông báo (ngày 13/2 ) sẽ phát hành tín phiếu bắt buộc tổng trị giá 20.3 ngàn tỷ đồng vào ngày 17/3. Cùng thời gian này, NHNN ra thông báo nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên thêm 1% cho tất cả các loại tiền gửi.

- Có thể thấy rằng thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008 dấu hiệu lạm phát bắt

đầu gia tăng. Và để đối phó với tình trạng này, NHNN cùng một lúc sử dụng nhiều

biện pháp kiềm chế lạm phát nhằm mục đích thắt chặt tiền tệ một cách dồn dập.NHNN

đã khiến cho hàng loạt các ngân hàng thương mại gặp khó khăn phía cầu thanh khoản.

- Và vì vậy các ngân hàng khơng cịn cách nào hơn giải pháp hút tiền đồng từ

trong nhân dân, từ đây lại nảy sinh một cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi lần thứ hai giữa các ngân hàng thương mại. Trong cuộc chạy đua lãi suất này, một số ngân hàng đã đẩy lãi suất tiền gửi lên đến 14.4% năm (Seabank); 14.2% năm (Techcombank)…Các ngân hàng liên tục điều chỉnh lãi suất tiền gửi, thậm chí có ngân hàng thay đổi lãi suất đến 3 lần trong một tuần.

Trong những tháng cuối năm 2008, tuy lạm phát đã có xu hướng giảm dần,

NHNN phải có những bước đi thận trọng nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát nhưng đồng thời cũng góp phần tăng đầu tư sản xuất, kinh doanh để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Trong bối cảnh này, NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 14%/năm, 13%/năm, 11%/năm, 9,5%/năm; Lãi suất chiết khấu từ 13%/năm xuống 12%/năm, 11%/năm, 9%/năm và 7,5%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các NHTM từ 15%/năm xuống 14%/năm, 13%/năm, 11%/năm và 9,5%/năm.

Sang năm 2009 lãi suất cơ bản được giữ tương đối ổn định. Lãi suất cơ bản giữ

8%/năm liên tiếp 10 tháng liên tiếp cho đến ngày 5/11/2009 lãi suất cơ bản điều chỉnh tăng lên 9%. Sau khi cơ chế lãi suất thỏa thuận được mở lại, lãi suất cơ bản gần như khơng có vai trò trong việc điều chỉnh lãi suất thực tế trên thị trường. Tuy nhiên, đây vẫn là một lãi suất mang tính tín hiệu. Và là tín hiệu ổn định.

Lạm phát tăng cao trong tháng 11/2010 ở mức 11,80% và ở mức trung bình 9,20% cho cả năm 2010 mức cao nhất khu vực Đơng Nam Á. Tính đến tháng 03/2011 lạm phát cả năm vẫn ở mức 11,30% mà những nguyên nhân hàng đầu là do giá lương thực và học phí tăng cao. Mức tín dụng tăng trên 32,40%, cao hơn so với mức mục tiêu chính thức đặt ra là 25% nhưng có thấp hơn một chút so với mức 39,60% so với năm trước đó ( ADB Asian Indicators, 2010)

Trong giai đoạn từ 11/2009 đến tháng 2 năm 2011 cơ quan chức năng đã phá

giá tiền đồng 4 lần với khoảng 20% so với đồng đô la Mỹ. Sự biến động trên thị trường ngoại hối cũng như thị trường tiền tệ đã làm cho lãi suất và tình hình thanh khoản của các ngân hàng vơ cùng khó khăn. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên cao có lúc chạm mức 24% (cách xa trần lãi suất là 10,50%/năm). NHNN liên tục mua bán trên thị trường mở, lãi suất lên đến 13% cho các kỳ hạn ngắn như 1 tuần. Chỉ tính từ đầu tháng 01/2011 đến ngày 08/04/2011 Ngân hàng nhà nước đã có 129 phiên giao dịch thị

trường mở và 10 phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc.

trường liên ngân hàng, qua đó lãi suất cho vay các kỳ hạn qua đêm 1 tuần, 2 tuần lần lượt là 14% đến 16%, lãi suất 1 tháng lên đến 18%. Có ngày lãi suất 1 tuần lên đến 26% trong khi lãi suất trần của NHNN là 13,50%. Một lần nữa sự biến động lãi suất lại vượt trần NHNN sau hơn gần 4 tháng giao dịch trong phạm vi 10%-13,50%.

Tóm lại, những biến động kinh tế xã hội trong giai đoạn vừa qua, ta thấy hệ

thống ngân hàng Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với rủi ro thanh khoản khi mà “độ mở” của nền kinh tế ngày càng cao. Nguyên nhân thiếu hụt thanh khoản trầm trọng hay có thể gọi là khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thời gian vừa qua (2007-2008, 2010-2011) có nhiều ngun nhân, trong đó chính sách điều hành của của Ngân hàng nhà nước tác động nhiều nhất thông qua việc mở rộng và thắt chặt tiền tệ quá nhanh khi tình hình lạm phát tăng, và do sự chủ quan khơng đảm bảo an tồn hoạt

động thanh khoản của các NHTM. Thứ đến là tác động của việc quy định trần lãi suất

huy động 14% cho kỳ hạn từ 1 tháng trở lên và 6% cho các kỳ hạn dưới 1 tháng thay vì lãi suất cho vay khiến phản ứng từ khách hàng đã chuyển tiền gửi từ các ngân hàng nhỏ sang các ngân hàng lớn, ngân hàng nước ngoài làm cho những ngân hàng bị rút tiền gửi thiếu hụt tiền phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng, các ngân hàng lớn cho vay với lãi suất cao khiến cho tình hình thanh khoản của thị trường căng thẳng.

2.2.4.2. Diễn biến cung thanh khoản

Bắt nguồn từ tình trạng thiếu tiền đồng trong các NHTM khiến các NHTM gặp khó khăn thanh khoản ngày một nghiêm trọng. Các NH thường vay mượn lẫn nhau dưới 2 hình thức: nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và vay các TCTD khác. Tuy nhiên để tránh phải làm những thủ tục chặt chẽ của một hợp đồng vay vốn, các ngân hàng thường dùng hình thức tiền gửi. Tuy nhanh gọn nhưng hình thức này chứa

đựng nhiều rủi ro, đặc biệt trong những thời điểm trong hệ thống có dấu hiệu mất khả

năng thanh khoản.

Bằng việc thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát cộng với việc quản lý thanh khoản của một số ngân hàng lớn có vấn đề khiến cho thị trường liên ngân hàng ngày

một “nóng” lên. Ban đầu lãi suất mới chỉ tăng lên tới 11% rồi 12.6% rồi 13% và 14% qua các phiên nghiên cứu của thị trường mở. Tuy nhiên lãi suất trên thị trường liên NH vẫn chưa dừng lại ở đó khi nó lập nên một kỷ lục mới chưa từng có trong lịch sử là

17%/năm (21/11/2007).Mặc dù liên tục chào vay với lãi suất cao nhưng các ngân hàng còn dư vốn khả dụng vẫn không cung cấp đủ số tiền cần vay khiến lãi suất tiếp tục được đẩy lên và chính thức vượt ngưỡng 20% vào ngày 30/1/2008.

Tuy nhiên vấn đề thanh khoản vẫn chưa hề hạ nhiệt, lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng vọt lên 25-26%, khiến cho nhiều tổng giám đốc ngân hàng còn thốt lên “Làm gì có chuyện đó”. Tiếp tục sang 31/1/2008 lãi suất trên thị

trường liên ngân hàng tiếp tục nóng hơn, đã có ngân hàng phải vay với lãi suất

27%/năm và giám đốc phụ trách nguồn vốn của một ngân hàng cổ phần lớn còn cho biết nếu lãi suất tăng lên 30% thì cũng phải vay vì đã đến hạn cuối cùng để đảm bảo dự trữ bắt buộc rồi. Các NHTM cổ phần nhỏ phải chạy đôn chạy đáo để đảm bảo thanh

toán cho khách hàng rồi đảm bảo dự trữ bắt buộc cho kì mới, có ngân hàng thậm chí cịn có khả năng khơng đảm bảo được tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên cố vay bằng được để

đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng trước rồi dự trữ bắt buộc tính sau, “nước

cuối cùng” là chịu phạt của NHNN.

Các NHTM gặp khó khăn trong vấn đề cung thanh khoản tiến hành dùng hình thức nhận tiền gửi từ các TCTD. Hình thức này chứa đựng nhiều rủi ro như đợt tháng 2/2008 xảy ra tình trạng NH A khơng địi được NH B vì B khơng địi được NH C, C

khơng trả được nợ vì người vay của C là NH D đang thiếu vốn khả dụng để đáp ứng

lập tức nhu cầu thanh toán của khách hàng.. tình trạng cứ diễn ra như vậy khiến cung thanh khoản của các NHTM gặp phải khó khăn và đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ngày một “nóng” hơn. Các ngân hàng cùng lơi nhau vào “vịng xốy” đua tăng lãi suất gây nên những hậu quả nặng nề ảnh hưởng tới nền kinh tế trong một khoảng thời gian.

Chỉ trong một thời gian ngắn nhưng những biến động trên thị trường liên ngân hàng đã khiến cho các nhà quản lý cần phải nhìn nhận và đánh giá lại những yếu kém

trong cơng tác quản lý mà đáng nói ở đây là vấn đề quản lý cung thanh khoản. Tại sao lại xảy ra tình trạng như vậy? Nếu như các ngân hàng biết cân đối nguồn vốn và dự báo

được tình trạng cuối năm thường xảy ra khan hiếm tiền đồng thì phải chăng có thể

tránh khỏi nguy cơ phải huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất cao chưa từng thấy trong lịch sử như vậy không. Thực trạng trên thị trường liên ngân hàng đã cho chúng ta một bài học lớn trong vấn đề quản lý thanh khoản.

2.2.4.3. Phân tích các chỉ số đánh giá khả năng thanh khoản

(i) Nhóm chỉ số H1, H2, H3 là các chỉ số phản ánh trạng thái tiền mặt; chỉ số này càng lớn hàm ý NH càng có khả năng xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời.

- Nhìn chung trong giai đoạn 2008 – 2011 các chỉ số này có xu hướng đi xuống, trong khi đó nhóm so sánh là BIDV và Vietcombank đại diện cho các NH lớn các chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy khả năng xử lý nhu cầu tiền mặt của các NH nhỏ ngày càng suy giảm; thực tế diễn biến giai đoạn 2008 – 2011 cũng đã

chứng minh rõ ràng điều này

- Xem xét về giá trị các chỉ số H1, H2, H3 của các NH nhỏ so với BIDV và Vietcombank chúng ta thấy giá trị chỉ số của các NH nhỏ lớn hơn trong giai đoạn 2008 – 2011 tuy nhiên điều này không phản ánh việc các NH nhỏ thanh khoản lớn hơn mà nó cho thấy khả năng huy động vốn và quy mô tổng tài sản của các NH nhỏ là thấp khiến cho các trị số cao lên. Vấn đề này có thể gây nhầm lẫn trong quản trị thanh

khoản và dẫn tới sai lầm trong nhận định vấn đề thanh khoản của NH nhỏ.

(ii) Chỉ tiêu phản ánh năng lực cho vay của NH nhỏ (H4)

- Xét về mặt xu hướng thì năng lực cho vay của NH nhỏ đang giảm dần từ mức trung bình là 0,55 năm 2008 xuống cịn 0,446 năm 2011 và có mức độ biến động khá lớn biểu hiện độ lệch có giá trị cao. Trong khi đó năng lực cho vay của nhóm NH lớn lại có xu hướng tăng từ mức 0,57 năm 2008 lên mức 0,63 năm 2011.

- Xét về mặt trị số, nhóm NH nhỏ có trị số thấp hơn nhóm NH lớn trong cùng khoảng thời gian; nó phản ánh khả năng cho vay và quy mô cho vay của NH nhỏ là vô

cùng khiêm tốn so với NH lớn. Khi xem xét chỉ tiêu năng lực cho vay, nếu chúng ta đặt trong bối cảnh khủng hoảng và khó khăn về vốn do chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN thì sẽ thấy rõ nét sức mạnh của NH lớn và sự khó khăn, yếu kém của NH nhỏ về năng lực và thanh khoản.

(iii) Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng (H5), đánh giá các ngân hàng đã sử dụng

tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp.

Tính tốn cho thấy các NH nhỏ có chỉ số H5 tăng dần và có giá trị lớn hơn các NH lớn; nó cho thấy khả năng thanh khoản ngày càng thấp của NH nhỏ khi mà phần lớn huy động của khách hàng đã mang đi cho vay và huy động không đủ bù đắp cho cho vay của NH; như vậy nếu cầu thanh khoản tăng đột biến do các yếu tố tác động thì việc căng thẳng thanh khoản, mất thanh khoản ... là có thể xảy ra.

(iv) Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển

đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có” của ngân

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phản ánh thanh khoản ngân hàng nhỏ giai đoạn 2008 - 2011 Chỉ số Mơ tả cơng thức tính Các ngân hàng nhỏ Vietcombank và BIDV Chỉ số Độ lệch 2011 2010 2009 2008 2011 2010 2009 2008 2011 2010 2009 2008 H1 Vốn tự có/ Tổng vốn huy động 0,202 0,200 0,199 0,312 0,139 0,119 0,176 0,216 0,088 0,077 0,076 0,070 H2 Vốn tự có/ Tổng tài sản 0,069 0,068 0,059 0,072 0,080 0,098 0,098 0,118 0,070 0,067 0,033 0,031 H3 (TM + Tgửi tại các TCTD)/ TTS có 0,221 0,218 0,215 0,239 0,116 0,097 0,144 0,138 0,226 0,221 0,174 0,141 H4 Dư nợ/ Tổng tài sản có 0,446 0,467 0,583 0,550 0,132 0,141 0,196 0,173 0,633 0,618 0,607 0,570

H5 Dư nợ/ Tiền gửi khách

hàng 1,160 0,985 1,153 1,092 0,463 0,270 0,719 0,391 1,049 0,927 0,942 0,837 H6 (CKKD + CK sẵn sàng bán)/ TTS có 0,087 - 0,039 0,044 0,069 - 0,047 0,067 0,075 0,079 0,092 0,132 H7 Tgửi và CV TCTD/ Tgửi và vay từ TCTD 0,763 - - - 0,257 - - - 1,898 1,691 1,993 2,264 H8 (TM + Tgửi tại TCTD)/ Tgửi của KH 0,768 0,495 0,449 0,569 0,917 0,284 0,437 0,541 0,370 0,332 0,269 0,205

Xét cả giai đoạn NH lớn có chỉ số H6 lớn hơn NH nhỏ, tuy nhiên trong năm 2011 chỉ số H6 của NH nhỏ đã lớn hơn NH lớn; nó cho thấy xu hướng đầu tư vào

chứng khóan của NH nhỏ đang tăng lên mạnh mẽ; trong điều kiện bình thường đây là tín hiệu tốt vì vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo thanh khoản. Nhưng với bối cảnh “down trend” của thị trường chứng khoán giai đoạn này thì việc chuyển đổi thành tiền của các chứng khốn cũng khơng dễ dàng; do vậy nguy cơ giảm thanh khoản của NH nhỏ là có thể xảy ra.

(v) Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD (H7), cho biết vị thế trên thị

trường liên ngân hàng của các ngân hàng ở vị trí “chủ nợ” hay “con nợ” và qua đó cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 55)