Diễn biến cung thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 60)

2.2. Khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam

2.2.4.2. Diễn biến cung thanh khoản

Bắt nguồn từ tình trạng thiếu tiền đồng trong các NHTM khiến các NHTM gặp khó khăn thanh khoản ngày một nghiêm trọng. Các NH thường vay mượn lẫn nhau dưới 2 hình thức: nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và vay các TCTD khác. Tuy nhiên để tránh phải làm những thủ tục chặt chẽ của một hợp đồng vay vốn, các ngân hàng thường dùng hình thức tiền gửi. Tuy nhanh gọn nhưng hình thức này chứa

đựng nhiều rủi ro, đặc biệt trong những thời điểm trong hệ thống có dấu hiệu mất khả

năng thanh khoản.

Bằng việc thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát cộng với việc quản lý thanh khoản của một số ngân hàng lớn có vấn đề khiến cho thị trường liên ngân hàng ngày

một “nóng” lên. Ban đầu lãi suất mới chỉ tăng lên tới 11% rồi 12.6% rồi 13% và 14% qua các phiên nghiên cứu của thị trường mở. Tuy nhiên lãi suất trên thị trường liên NH vẫn chưa dừng lại ở đó khi nó lập nên một kỷ lục mới chưa từng có trong lịch sử là

17%/năm (21/11/2007).Mặc dù liên tục chào vay với lãi suất cao nhưng các ngân hàng còn dư vốn khả dụng vẫn không cung cấp đủ số tiền cần vay khiến lãi suất tiếp tục được đẩy lên và chính thức vượt ngưỡng 20% vào ngày 30/1/2008.

Tuy nhiên vấn đề thanh khoản vẫn chưa hề hạ nhiệt, lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng vọt lên 25-26%, khiến cho nhiều tổng giám đốc ngân hàng cịn thốt lên “Làm gì có chuyện đó”. Tiếp tục sang 31/1/2008 lãi suất trên thị

trường liên ngân hàng tiếp tục nóng hơn, đã có ngân hàng phải vay với lãi suất

27%/năm và giám đốc phụ trách nguồn vốn của một ngân hàng cổ phần lớn còn cho biết nếu lãi suất tăng lên 30% thì cũng phải vay vì đã đến hạn cuối cùng để đảm bảo dự trữ bắt buộc rồi. Các NHTM cổ phần nhỏ phải chạy đơn chạy đáo để đảm bảo thanh

tốn cho khách hàng rồi đảm bảo dự trữ bắt buộc cho kì mới, có ngân hàng thậm chí cịn có khả năng không đảm bảo được tỷ lệ dự trữ bắt buộc nên cố vay bằng được để

đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng trước rồi dự trữ bắt buộc tính sau, “nước

cuối cùng” là chịu phạt của NHNN.

Các NHTM gặp khó khăn trong vấn đề cung thanh khoản tiến hành dùng hình thức nhận tiền gửi từ các TCTD. Hình thức này chứa đựng nhiều rủi ro như đợt tháng 2/2008 xảy ra tình trạng NH A khơng địi được NH B vì B khơng địi được NH C, C

khơng trả được nợ vì người vay của C là NH D đang thiếu vốn khả dụng để đáp ứng

lập tức nhu cầu thanh tốn của khách hàng.. tình trạng cứ diễn ra như vậy khiến cung thanh khoản của các NHTM gặp phải khó khăn và đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ngày một “nóng” hơn. Các ngân hàng cùng lơi nhau vào “vịng xốy” đua tăng lãi suất gây nên những hậu quả nặng nề ảnh hưởng tới nền kinh tế trong một khoảng thời gian.

Chỉ trong một thời gian ngắn nhưng những biến động trên thị trường liên ngân hàng đã khiến cho các nhà quản lý cần phải nhìn nhận và đánh giá lại những yếu kém

trong công tác quản lý mà đáng nói ở đây là vấn đề quản lý cung thanh khoản. Tại sao lại xảy ra tình trạng như vậy? Nếu như các ngân hàng biết cân đối nguồn vốn và dự báo

được tình trạng cuối năm thường xảy ra khan hiếm tiền đồng thì phải chăng có thể

tránh khỏi nguy cơ phải huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất cao chưa từng thấy trong lịch sử như vậy không. Thực trạng trên thị trường liên ngân hàng đã cho chúng ta một bài học lớn trong vấn đề quản lý thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 60)