Phương pháp thu thập và xử lý số iệu thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 41)

2.1. Phương pháp nghiên cứu:

2.1.1. Phương pháp thu thập và xử lý số iệu thứ cấp

2.1.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tác giả sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình; các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập qua các nguồn

sau:

- Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 24 ngân hàng đã lựa chọn nghiên cứu trong giai đoạn từ 2008 – 2011. (trong đó bao gồm 22 ngân hàng nhỏ và 2 ngân hàng lớn là BIDV và Vietcombank)

- Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, dữ liệu của hiệp hội ngân hàng về kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, quản trị thanh khoản...

- Các báo cáo đánh giá quản trị thanh khoản trong NHTM Việt Nam của các tổ chức, định chế tài chính lớn trên thế giới.

- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học; các báo cáo của các NHTM, định chế tài chính về vấn đề thanh khoản trong ngân hàng.

- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí

mang tính hàn lâm có liên quan

- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các cơng trình nghiên cứu của

các tác giả đi trước về quản trị thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản trong NHTM.

2.1.1.2. Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp

- Tác giả sử dụng phương pháp tính tốn các chỉ số và phương pháp so sánh nhằm đánh giá diễn biến quản trị thanh khoản của các NHTM nhỏ.

- Sử dụng phương pháp phân tích logic nhằm suy luận chuỗi lôgic các vấn đề sự kiện thực tế phát sinh để đưa ra kết luận.

- Tiến hành mô phỏng diễn biến quản trị thanh khoản trong các NHTM Việt Nam khi tiến hành áp dụng các mơ hình, quy định hiện hành về quản trị thanh khoản của NHNN và các định chế tài chính lớn trên thế giới.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị thanh khoản 2.1.2.1. Nghiên cứu sơ bộ 2.1.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

(i) Mục tiêu: Nhằm xác định rõ nét về các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả

quản trị thanh khoản trong các ngân hàng nhỏ và để phục vụ cho công tác nghiên cứu tiếp theo.

(ii) Biện pháp: Đưa ra giả thiết, liệt kê danh sách các biến có ảnh hưởng tới

việc quản trị thanh khoản của ngân hàng nhỏ. Những biến giả thiết này được hình thành thơng qua việc tham khảo các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trước đây về vấn đề quản trị thanh khoản, quản trị rủi ro thanh khoản.

- Lựa chọn 50 nhà quản trị trong các ngân hàng nhỏ để khảo sát sơ bộ, xin ý kiến, quan điểm của họ về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị thanh khoản.

- Cách thức triển khai xin khảo sát sơ bộ, xin ý kiến, quan điểm của các nhà quản trị ngân hàng nhỏ như sau: tác giả gọi điện trao đổi và sau đó gửi thư điện tử có

đính kèm bảng hỏi lựa chọn các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quản trị thanh khoản cho

các nhà quản trị ngân hàng nhỏ nghiên cứu lựa chọn và cho quan điểm riêng về từng yếu tố

Nội dung và kết quả của các nghiên cứu sơ bộ này sẽ là căn cứ cho việc xây dựng mơ hình, giả thiết nghiên cứu và định nghĩa biến nghiên cứu ở các phần sau của luận văn.

2.1.2.2. Mơ hình, giả thiết và biến nghiên cứu

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu Sức mạnh và uy tín của ngân hàng

(X1 – 10 biến)

Chính sách phát triển của ngân hàng (X2 – 4 biến)

Chính sách huy động và sử dụng vốn của ngân hàng (X3 – 6 biến)

Chính sách tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ (X4 – 5 biến)

Diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô (X5 – 5 biến)

Diễn biến môi trường ngành (X6 – 6 biến) Hiệu quả quản trị thanh khoản của ngân hàng (Y) Công tác quản lý cầu thanh khoản

(Y1)

Công tác quản lý cung thanh khoản

(Y2) Công tác quản lý kết hợp (Y3) Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản (Y4)

Hình 2.1 mơ tả mối quan hệ giữa hiệu quả quản trị thanh khoản của ngân hàng và sáu nhân tố ảnh hưởng và được diễn giải như sau:

- Sáu yếu tố cơ bản (X) ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị thanh khoản của ngân hàng (Y) và giải thích hiệu quả quản trị thanh khoản ngân hàng

- Mỗi yếu tố X được diễn giải bởi các biến Xij thành phần

- Hiệu quả quản trị thanh khoản của ngân hàng (Y) được đánh giá thông qua bốn

biến Yi

- Giả thiết mơ hình định lượng là Y(Yi) = f(X i(Xij)

2.1.2.3. Mô tả và định nghĩa biến nghiên cứu

Bảng 2.1: Mô tả các biến nghiên cứu Stt

Nhân tố

ảnh

hưởng

Các biến nghiên cứu chi tiết hóa 1 Nhân t ch quan Sức mạnh và uy tín của bản thân ngân hàng (X1) Trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng X11 2 Trình độ cơng nghệ của ngân hàng X12 3 Số lượng thị phần của ngân hàng X13 4 Uy tín của ngân hàng trên thị trường X14 5 Khả năng quản trị, điều hành của cán bộ ngân hàng X15 6

Công tác dự báo và phân tích thị trường của cán bộ

NH X16

7

Mức độ ứng dụng linh hoạt các học thuyết quản lý

thanh khoản của ngân hàng X17 8 Nợ xấu tại ngân hàng ở mức …………………….. X18 9 Quy mô của ngân hàng ở mức ………………… X19 10

Mức độ mạo hiểm trong hoạt động kinh doanh của

ngân hàng ông/ bà là X10 11 Chính sách

phát triển của ngân

Ngân hàng ưu tiên nâng cao khả năng sinh lời ở mức X21 12

Ngân hàng ưu tiên cho mức độ an toàn trong thanh

13 hàng (X2) Ngân hàng ưu tiên việc mở rộng thị trường ở mức X23 14

Hiệu quả định hướng chiến lược phát triển của ngân

hàng ở mức ………………………………… X24 15 Chính sách huy động và sử dụng vốn của ngân hàng (X3)

Dòng tiền vào đều đặn tại ngân hàng X31 16 Khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng của ngân hàng X32 17 Khả năng đáp ứng các kế hoạch đầu tư của ngân hàng X33 18 Tỷ lệ vốn huy động dài hạn/ ngắn hạn của ngân hàng X34 19 Khả năng duy trì thanh khoản của ngân hàng X35 20 Khả năng duy trì lượng ngân quỹ tại ngân hàng X36 21 Chính sách tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ (X4)

Việc bổ sung điều chỉnh chính sách, xây dựng, hồn thiện các quy trình quản trị rủi ro tại ngân hàng X41 22

Khả năng vận dụng một cách có hiệu quả các mơ hình lượng hóa rủi ro tại ngân hàng X42 23

Nguồn cơ sở dữ liệu phục vụ cho cơng tác phân tích của ngân hàng X43 24 Hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng X44

25

Nghiêm túc thực hiện các chỉ tiêu quản trị phù hợp với yêu cầu của NHNN tại ngân hàng

………………… X45 26 Nhân t khác h quan Diễn biến môi trường kinh tế vĩ mô (X5)

Lạm phát tại Việt Nam trong thời gian vừa qua X51 27

Sự trì trệ trong sản xuất và kinh doanh của nền kinh tế trong thời gian vừa qua X52 28

Chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN trong thời gian vừa qua X53 29

Sự hạn chế trong chính sách tài khóa (đầu tư, chi tiêu, hỗ trợ …) của chính phủ trong thời gian vừa qua là X54 30

Sự phát triển của các thị trường bất động sản, vàng,

ngoại tệ, công cụ tài chính là X55 31

Diễn biến mơi trường ngành

Mức độ gia tăng thu nhập và nhu cầu chi tiêu của

người dân trong thời gian qua X61 32 Mức độ cạnh tranh trên địa bàn hoạt động của ngân X62

(X6) hàng 33

Tính liên kết hệ thống giữa các ngân hàng thương mại trong các nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh X63 34

Tác động của diễn biến tâm lý nhà đầu tư tới khả năng thanh khoản của ngân hàng X64 35

Mức độ cam kết ủng hộ của nhà nước đối với lĩnh vực

ngân hàng X65

36

Mức độ tác động của các nhà đầu tư lớn tới vấn đề

thanh khoản của ngân hàng X66 37

Hi

u qu

(Y) Hiệu quả quản trị

thanh khoản NH

Hiệu quả công tác quản lý cầu thanh khoản tại ngân

hàng Y1

38

Hiệu quả công tác quản lý cung thanh khoản tại ngân

hàng Y2

39

Hiệu quả công tác quản lý kết hợp thanh khoản tại

ngân hàng Y3

40

Mức độ tích cực của các chỉ tiêu phản ảnh khả năng

thanh khoản tại ngân hàng Y4

Nguồn: Giả thiết nghiên cứu của tác giả

2.1.2.4. Giả thiết nghiên cứu

Bảng 2.2: Các giả thiết nghiên cứu Giả thiết Mô tả giả thiết nghiên cứu chi tiết

H10 Sức mạnh và uy tín của bản thân ngân hàng tăng/giảm làm hiệu quả quản trị thanh khoản tăng/giảm tương ứng

H20 Chính sách phát triển của ngân hàng tăng/giảm làm hiệu quả quản trị thanh khoản tăng /giảm tương ứng

H30 Chính sách huy động và sử dụng vốn của ngân hàng tăng/giảm làm hiệu

quả quản trị thanh khoản tăng/giảm tương ứng

H40 Chính sách tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ tăng/giảm làm hiệu quả quản trị thanh khoản ngân hàng tăng/giảm tương ứng

khoản ngân hàng tăng/giảm tương ứng

H60 Diễn biến môi trường ngành tăng /giảm làm hiệu quả quản trị thanh khoản ngân hàng tăng/giảm tương ứng

Nguồn: Giả thiết nghiên cứu của tác giả

2.1.2.5. Mẫu nghiên cứu

Phương pháp lấy mẫu, để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề tác giả đã

tiến hành lựa chọn hình thức chọn mẫu trong danh sách các nhà quản lý cấp trung và cấp cao của nhóm 22 ngân hàng nghiên cứu. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì tác giả có khả năng tiếp cận người trả lời và họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu; mặt khác nó cũng ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành phân chia tỷ lệ lấy mẫu cho 22 ngân hàng nghiên cứu theo tỷ lệ bình quân 1/22 cho mỗi ngân hàng và phân bổ đều cho hai khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Quy mơ mẫu, sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được

và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar, 2005). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu cịn phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu đó có thể có được.

- Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. MacCallum và đồng tác giả (1999) đã tóm tắt các quan

điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần thiết cho

phân tích nhân tố. Trong đó, Gorsuch (1983) và Kline (1979) đề nghị con số đó là 100 cịn Guilford (1954) cho rằng con số đó là 200.

- Comrey và Lee (1992) thì khơng đưa ra một con số cố định mà đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất

tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng.

- Trong khi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5 số biến cần quan sát. Trong đề tài này có tất cả 40 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 40 x 5 = 200.

Kết luận: Như vậy số lượng mẫu tác giả dự kiến là 220 với đề tài nghiên cứu này, với kích thước mẫu này, thơng qua các mối quan hệ có trước tác giả đã tiến hành lập danh sách các nhà quản trị cấp trung và cấp cao của 22 ngân hàng nghiên cứu theo tỷ lệ phân bổ 1/22 và chia đều theo khu vực (tương ứng với 10 nhà quản trị của mỗi ngân hàng và trong mỗi ngân hàng chia đều là 5 nhà quản trị làm việc tại Hà Nội và 5 nhà quản trị làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh)

2.1.2.6. Thiết kế bảng hỏi và thang đo

Tác giả sử dụng thang đó đo Likert 5 bậc trong việc đo lường các yếu tố ảnh

hưởng tới hiệu quả quản trị thanh khoản, cụ thể như sau: Bậc 5: Rất cao

Bậc 4: Cao

Bậc 3: Bình thường Bậc 2: Thấp

Bậc 1: Rất thấp

Với các yếu tố về đặc điểm cá nhân : được kết hợp sử dụng một số thang đo như thang đo định danh đối với các thơng tin về giới tính, trình độ văn hóa.

Bảng câu hỏi để các nhà quản trị ngân hàng tự trả lời đã được sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này. Việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập

thơng tin cần nghiên cứu có những lợi ích sau (Ranjit Kumar, 2005): - Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực;

- Đảm bảo được tính ẩn danh cao vì người nghiên cứu và đối tượng khảo sát

Ngoài ra, cũng dễ thấy rằng với công cụ bảng câu hỏi nghiên cứu chúng ta có thể có được những thơng tin cần thiết từ số lượng lớn người trả lời một cách nhanh chóng và hiệu quả

Tuy nhiên theo Bless và đồng tác giả (2006) thì bảng câu hỏi tự trả lời có một số hạn chế như sau:

- Trình độ học vấn và sự hiểu biết của người trả lời đối với các thuật ngữ sử dụng trong bảng câu hỏi là không biết trước được;

- Tỉ lệ trả lời đối với các bảng câu hỏi là khá thấp;

Sau khi xem xét nhu cầu thu thập thông tin, những điểm mạnh và điểm yếu của công cụ này cũng như công cụ thu thập thông tin mà các nghiên cứu liên quan tác giả đã sử dụng, bảng câu hỏi tự trả lời đã được thiết kế và sử dụng để thu thập thông tin cần thiết: Thông tin phân loại người trả lời như họ tên, địa chỉ thư điện tử, giới tính,

năm sinh, thời gian bắt đầu làm việc, chức danh, vị trí cơng việc. Thơng tin đánh giá về hiệu quả quản trị thanh khoản, thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị thanh khoản thể hiện dưới dạng các câu hỏi đánh dấu sự lựa chọn theo quan điểm của người trả lời.

Quy trình xây dựng bảng hỏi của tác giả được tiến hành theo ba bước như sau:

- Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để

tạo nên bảng câu hỏi ban đầu.

- Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số nhà quản trị theo nghiên cứu sơ bộ ban đầu để có được sự điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.

- Bước 3: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và gửi đi khảo sát chính thức.

2.1.2.7. Triển khai thu thập số liệu

Trên cơ sở danh sách 220 nhà quản trị của 22 ngân hàng đã được lập danh sách từ trước, tác giả đã triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:

Bước 1: Tiến hành gửi thư điện tử cho các nhà quản trị nói rõ các yêu cầu điều

tra và đường link kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cương nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng được đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho những người có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng như các khái niệm được sử dụng trong bảng câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản của nhóm các ngân hàng nhỏ tại việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 41)