Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 45 - 49)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp. HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động với tổng vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Kể từ ngày 31/12/2012 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng. Gồm 346 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc với tổng số nhân viên của là 10.276 nhân sự, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%. Với chiến lược kinh doanh chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản sang chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa. Định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ).

Vào tháng 10/2006, ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006. Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, xây dựng mơ hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Năm 2010, ACB xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai, phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như NHĐT và bán hàng qua điện thoại. Trong giai đoạn này ACB được Nhà nước Việt Nam tặng hai huân chương lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Cuối năm 2011, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center) tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD. Đây là trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 2012, sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8, và nhanh chóng khơi phục tồn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. Đáng lưu ý là tuy tổng tiền gửi khách hàng có

giảm nhưng huy động tiết kiệm VND của ACB tăng trưởng 16,3% so đầu năm. Tuy lợi nhuận năm của Tập đồn ACB khơng như kỳ vọng nhưng là kết quả chấp nhận được trong bối cảnh mơi trường hoạt động năm 2012 đầy khó khăn và phải xử lý tồn đọng về vàng.

Những thành tựu mà ACB đạt được:

- Xếp hạng tín dụng quốc tế. Bắt đầu từ năm 2001, Fitch (tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế) đã có đánh giá xếp hạng tín nhiệm ACB. Nhờ những cố gắng không ngừng của ACB, tháng 4/2004, Fitch đánh giá tiêu chí năng lực bản thân của ACB là D, và xếp hạng theo tiêu chí hỗ trợ từ bên ngồi là 5T.

- Các giải thưởng và bằng khen: ACB nhận huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng; Cờ thi đua của Chính Phủ; Cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước; 2 giải thưởng “Doanh nghiệp công bố thơng tin tốt nhất do bạn đọc bình chọn và “Báo cáo thường niên xuất sắc nhất” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư chứng khoán và Dragon Capital phối hợp tổ chức; giải thưởng “Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010” do người tiêu dùng bình chọn - Báo Sài Gịn Giải Phóng là đơn vị tổ chức khảo sát; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011, 2012” do các tạp chí quốc tế uy tín: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia, The Asset, World Finance bình chọn; “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010”; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2007 và năm 2008 (Tạp chí Euromoney).

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM cổ phần Á Châu

Năm 2012, ACB đã ứng phó tốt và khắc phục nhanh sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8/2012. Thanh khoản được đảm bảo, tài sản khơng thất thốt. Số dư huy động tiết kiệm VND khôi phục trong thời gian ngắn. Trạng thái vàng được xử lý theo đúng tiến độ và chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.

Quy mô huy động và cho vay về cơ bản vẫn có tăng trưởng so với năm 2011. Tuy số dư đến 31/12/2012 giảm so đầu năm nhưng tính bình quân cả năm, hai chỉ tiêu này tăng xấp xỉ 5% so với số dư bình quân năm 2011. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động ACB như:

Tổng tài sản: Tổng tài sản ACB liên tục tăng mạnh. Tăng trung bình mỗi năm khoảng 30% trong giai đoạn từ 2008 đến 2011. Tuy nhiên tổng tài sản năm 2012 giảm 37% so năm 2011. Tổng tài sản giảm chủ yếu là do giảm nguồn vốn huy động vàng theo

75,113 108,992 137,881 185,637 140,700 0 50,000 100,000 150,000 200,000 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn vốn huy động (tỷ đồng) 0 100,000 200,000 300,000 2008 2009 2010 2011 2012 105,306 167,881 205,103 281,019 176,300 Tổng tài sản (tỷ đồng)

chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Việc mở rộng tín dụng trên thị trường cho vay dân cư và tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng trong năm gặp nhiều khó khăn.

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản ACB

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2008 - 2012)

Vốn huy động: nguồn vốn huy động của ACB liên tục tăng từ năm 2008 đến năm 2011. Năm 2011, huy động vốn ACB đạt 185.637 tỷ đồng, tăng gần 35% so với năm 2010 trong khi bình quân ngành tăng trưởng 14,4%. Trong năm 2012, do sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8/2012 làm nguồn vốn huy động ACB năm 2012 đạt 140.700 tỷ đồng, giảm 24% so với đầu năm.

Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động ACB

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2008 - 2012)

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu bình quân: Trong giai đoạn từ 2008 đến 2011 tỷ suất này của ACB luôn tăng tăng mạnh nhất vào năm 2011

16.52% 31.76% 28.91% 36.02% 8.50% 2.68% 2.08% 1.66% 1.73% 0.50% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 2008 2009 2010 2011 2012 ROA ROE 0.89% 0.41% 0.34% 0.88% 2.46% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 2008 2009 2010 2011 2012 Nợ xấu (nhóm 3-5)

tỷ lệ ROA và ROE là 36,02% và 1,73%. Kết thúc năm 2012, xét về hiệu quả kinh doanh, tỷ suất sinh lời trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROEtt) và trên tổng tài sản bình quân (ROAtt) của ACB lần lượt là 8,5% và 0,5%, thấp nhất từ trước tới nay.

Biểu đồ 2.3: Tỷ suất lợi nhuận ACB

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2008 - 2012)

Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu ACB liên tục giảm trong giai đoạn 2008 đến 2010 từ 0.89% xuống còn 0.34%. Tuy nhiên tỷ lệ này tăng trong 2 năm gần đây và đây là xu hướng của ngành ngân hàng. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) ở mức 2,46%, tăng so với mức 0,89% tại thời điểm đầu năm. Nhìn chung, chất lượng tài sản của ACB đang được quản lý khá tốt, ngân hàng hồn tồn có khả năng phịng vệ trước rủi ro nợ xấu trong thời điểm hiện tại.

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu ACB

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2008 - 2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)