IV -Báo cáo kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3: đánh giá tác dụng hỗ trợ của thuốc Haina trong
2. Tổng quan tài liệu
2.1.2. Các marker (dấu ấn) của HBV và ý nghĩa trong lâm sàng:
* HBsAg (Hepatitis B surface Antigen) là kháng nguyên bề mặt của HBV, gồm 2 polypetid có trọng l−ợng 24000 và 28000 mol, có quyết định kháng nguyên chung là a đặc hiệu nhóm và các phụ typ d, y, w, r, g. Đây là kháng nguyên xuất hiện sớm nhất trong huyết thanh sau khi nhiễm HBV trong cơ thể. Nếu sau 6 tháng kể từ khi nhiễm mà HBsAg vẫn tồn tại trong huyết thanh thì đ−ợc coi nh− mang kháng nguyên mạn tính.
* HBeAg (Hepatitis B e Antigen) là kháng nguyên xuất hiện sớm thứ 2tiếp sau hoặc đồng thời với HBsAg. Sự có mặt của HBeAg cùng với HBV - DNA trong huyết thanh phản ánh tình trạng đang nhân lên của virut và là thời kỳ lây lan mạnh. ở bệnh nhân VGVR B cấp, HBeAg th−ờng tồn tại trong thời gian ngắn: vài ngày đến vài tuần.
* HBcAg ((Hepatitis B core Antigen) là kháng nguyên lõi (nhân) của HBV nằm riêng biệt trên bề mặt nucleocapsid. HBcAg không tồn tại ở dạng tự do trong huýet thanh mà chỉ có trong tế bào gan hoặc các virion trong huyết thanh. Do vậy, marker này thực tế không có ý nghĩa lâm sàng.
DNA Polymerase: nằm trong nucleocapsid nhân của HBV. Nó có thể điều khiển sự sao chép và thay đổi của HBV - DNA. Phát hiện HBV - DNA trong huyết thanh bằng phản ứng khuếch đại gen PCR là biện pháp có giá trị nhất đánh giá tình trạng nhân lên của virut. HBV - DNA có thể (+) ở những ng−ời có HBsAg (-). Nó cũng có mặt trong phức hợp miễn dịch l−u hành hoặc ở tế bào Mono.
* Anti- HBc ( Hepatitis B core Antibody) là kháng thể có mặt sớm nhất trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể sau khi nhiễm HBV, trong đó Anti- HBc- IgM (+) có giá trị chẩn đoán VGVR B cấp. Tuy nhiên, ở những BN mang HBV mạn tính, trong các đợt kịch phát cấp tính Anti- HBc - IgM cũng có thể xuất hiện.
* Anti- HBe (Hepatitis B e Antibody) là kháng thể xuất hiện thứ 2 trong huyết thanh, th−ờng thấy vào cuối giai đoạn cấp tính của bệnh và kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Sự xuất hiện của Anti- HBe là 1 dấu hiệu chứng tỏ BN VGVR B đang hình thành 1 đáp ứng miễn dịch đối với mầm bệnh.
* Anti- HBs (Hepatitis B surface Antibody) là kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt của VRVG B, th−ờng xuất hiện trong huyết thanh sau khi HBsAg biến mất. Sự có mặt của Anti- HBs cùng với sự mất đi của HBsAg phản ánh quá trình hồi phục của cơ thể sau nhiễm virut, cơ thể đã loại trừ đ−ợc HBV và BN đã có đáp ứng miễn dịch đối với bệnh. Cũng có khi HBsAg đã trở về (-) nh−ng Anti- HBs ch−a xuất hiện, khoảng thời gian này đ−ợc gọi là " thời kỳ cửa sổ". Ng−ợc lại có tr−ờng hợp cả HBsAg và Anti- HBs cùng (+) nh− trong nghiên cứu của Marcus- S thấy có 3/34 BN VGVR B cấp có đồng thời cả 2 marker này.