Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên ngân hàng liên doanh trên địa bàn TP HCM (Trang 118 - 123)

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng liên doanh

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh

Đồ thị 2.1: Cơ cấu thị phần huy động vốn của các loại hình NH tại Việt Nam từ năm 2007-2012

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/81022/giang-co-thi-phan-ngan-hang.html

Đồ thị 2.2: Cơ cấu thị phần tín dụng của các loại hình NH tại Việt Nam từ năm 2007-2012

31

Nhìn vào 2 đồ thị về thị phần huy động vốn và tín dụng của các loại hình NH tại Việt Nam từ năm 2007-2012 cho thấy thị phần huy động và tín dụng của loại hình NH nước ngồi và NHLD chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với loại hình NH quốc doanh và NH cổ phần. Thị phần huy động chiếm tỷ trọng khoảng 6.6-8.8%, thị phần tín dụng chiếm tỷ trọng khoảng 8.5-11%. Tỷ trọng thị phần thấp xuất phát từ việc các NH nước ngồi và NHLD có hệ thống mạng lưới hoạt động mỏng, thời gian thành lập trễ hơn so với các loại hình NH khác, nền khách hàng chưa ổn định, chưa khai thác được yếu tố văn hóa kinh doanh tại địa phương, mức độ cạnh tranh và rủi ro trong hoạt động NH ngày càng tăng . Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn huy động và tín dụng lại khá ổn định.

Bảng 2.2: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của các loại hình NH tại Việt Nam đến 31/07/2013 Loại hình TCTD Tổng tài sản Vốn tự có ROA ROE Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu CAR Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng (%) Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng (%) NHTM Nhà nước 2,287,236 3.89 156,851 14.27 0.45 5.28 11.22 NHTM Cổ phần 2,177,892 0.86 177,885 -2.87 0.28 12.91 17.46 NHLD, NH nước ngoài 615,082 10.74 96,803 4.59 0.53 3.23 30.06 Nguồn:http://sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/tkttnh/hdhttctd/tkctcb?_adf.ctrl- state=g3gjjkxwh_4&_afrLoop=53086803212600

Tổng tài sản của loại hình NHLD, NH nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp, bằng khoảng 30% so với các loại hình NH khác và chiếm khoảng 10% so với toàn hệ thống NH, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại khá cao là 10.74%. Vốn tự có của loại hình NHLD, NH nước ngoài bằng khoảng 50% so với các loại hình NH khác và chiếm khoảng 20% so với toàn hệ thống, tốc độ tăng trưởng đạt ở mức khá là 4.59%. Các chỉ số thể hiện khả năng sinh lợi ROA và ROE đều ở mức tương đối so với các loại hình NH khác, trong đó chỉ tiêu CAR đạt mức cao nhất là 30.06%, qua đó cho thấy hoạt động của loại hình NHLD, NH nước ngồi khá hiệu quả và an toàn.

Ghi chú: Số liệu trên bao gồm cả 2 loại hình NH nước ngồi và NHLD, trong đó loại hình NH nước ngồi chiếm tỷ trọng cao hơn so với loại hình NHLD.

32

Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu

Đồ thị 2.3: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của loại hình NHLD

Đvt: USD - 200,000,000 400,000,000 600,000,000 800,000,000 1,000,000,000 1,200,000,000 TỔNG TÀI SẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU VINASIAM BANK INDOVINA BANK VRB

VID PUBLIC BANK

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính các NHLD đến 31/12/2012 Indovina dẫn đầu về loại hình các NHLD về khối lượng tổng tài sản (1,1 tỷ $) và vốn chủ sở hữu (193 triệu $) thể hiện qua các chỉ tiêu lớn về huy động vốn, tín dụng, vốn điều lệ; tiếp theo đó là VRB, VID Public, Vinasiam. Mặc dù Indovina dẫn đầu về khối lượng tổng tài sản, vốn chủ sở hữu trong loại hình NHLD nhưng khối lượng này vẫn còn khá kiêm tốn so với các NHTM hiện nay tại Việt Nam, so với một NHTM CP quy mơ vừa thì khối lượng tổng tài sản gấp khoảng 6-8 lần.

VRB đứng đầu loại hình NHLD với vốn điều lệ là 168,5 triệu USD. Mức góp vốn điều lệ giữa các bên liên doanh tại VRB, Indovina, VID Public là bằng nhau, tuy nhiên VRB nhận được vốn điều lệ hợp tác liên doanh giữa BIDV và VTB lớn hơn so với các bên liên doanh khác. NH Vinasiam là NH với mức góp vốn giữa 3 bên liên doanh và là NH có mức vốn điều lệ thấp nhất.

Theo số liệu từ NHNN trong 4 tháng đầu năm 2013, tổng tài sản của tất cả các nhóm TCTD đều tăng, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là nhóm quỹ tín dụng trung ương (tăng 13,74%), NH liên doanh, nước ngồi (tăng 9,68%). Tiếp đó mới đến nhóm NHTM Nhà nước và loại hình NHTM cổ phần (tăng thêm 22.500 tỷ đồng).

33

Lợi nhuận sau thuế

Đồ thị 2.4: Lợi nhuận sau thuế của loại hình NHLD

Đvt: USD (15,000,000) (10,000,000) (5,000,000) - 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000

VINAS IAM B ANK VID P UB L IC B ANK

VR B INDOVINA B ANK

2012 2011 2010

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính các NHLD năm 2010, 2011, 2012

Theo số liệu từ NHNN, tổng lợi nhuận toàn ngành NH năm 2012 là 28,600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong năm 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của ngành NH. Hầu hết các NH đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, trong đó khơng ngoại trừ loại hình NHLD.

Năm 2012, hầu hết lợi nhuận các NHLD đều giảm mạnh so với năm 2011. Trong đó, VRB là NH có mức lỗ cao nhất là 12,7 triệu $, các NH khác lợi nhuận đều giảm ở mức rất cao (Indovina giảm 41% và Vinasiam giảm 95% soi với năm 2011), chỉ có VID Public có mức lợi nhuận tăng so với năm 2011 với mức tăng khoảng 40%. Nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm và thua lỗ của các NHLD trong năm 2012 là do các nguyên nhân: tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 khá thấp khiến các NH gặp khó khăn trong đầu ra; mạng lưới hoạt động mỏng; nguồn vốn huy động từ khách hàng thấp, các sản phẩm dịch vụ đi kèm thiếu đa dạng; chi phí dự phịng rủi ro từ những khoản tín dụng tăng trưởng nóng và rủi ro cao trước đó làm gia tăng nợ xấu, từ đó gia tăng chi phí trích lập rủi ro khiến lợi nhuận giảm.

34

Mạng lưới hoạt động và nhân sự

Đồ thị 2.5: Mạng lưới hoạt động và nhân sự của loại hình NHLD

Đvt: Chi nhánh, người - 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150

Chi nhánh, PGD Số lượng nhân viên

VINASIAM BANK INDOVINA BANK VRB

VID PUBLIC BANK

Nguồn: Tổng hợp khảo sát thực tế các NHLD đến 31/12/2012

Mạng lưới hoạt động của các NHLD hiện nay còn rất hạn chế so với các NHTM khác, mạng lưới chỉ tập trung tại các thành phố lớn trong nước. NH có mạng lưới hoạt động lớn nhất trong loại hình NHLD là Indovina Bank với 32 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước và 7 chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn TP.HCM. Với quy mô mạng lưới mỏng, việc thực hiện các nghiệp vụ cần thông qua các NH có mạng lưới rộng khắp cả nước nên nghiệp vụ chưa thể đáp ứng khách hàng về tốc độ, khiến năng lực cạnh tranh về hoạt động dịch vụ kém so với các NHTM khác.

Số lượng nhân viên ở Vinasiam bank cao nhất trong loại hình NHLD trên địa bàn TP.HCM, sau đó là Indovina, VID Public và VRB. Tương xứng với mạng lưới hoạt động trên địa bàn, các NHLD có số lượng nhân viên khác nhau. Tuy nhiên, so với số lượng nhân viên ở các NHTM khác trong 1 chi nhánh/phịng giao dịch thì số lượng này cịn khá ít.

Nhận xét chung: Nhìn chung tình hình hoạt động của loại hình NHLD có sự tăng trưởng khơng đồng đều, một số NHLD trải qua chu kỳ phát triển nóng nên hiện nay gặp khó khăn khi kinh tế suy thoái. Lợi nhuận của các NHLD chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lợi nhuận của cả hệ thống NH cho thấy quy mô và hiệu quả hoạt động của loại hình NHLD vẫn ở mức thấp, chưa chiếm được thị phần lớn trong lĩnh vực NH và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, so với xuất phát điểm thấp hơn các loại

35

Trong tương lai, cùng với quá trình tái cơ cấu hoạt động và đề ra các chiến lược hoạt động khả thi, việc thực hiện các chiến lược và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề rất quan trọng đối với loại hình NHLD nói riêng và cả hệ thống NH nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên ngân hàng liên doanh trên địa bàn TP HCM (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)