Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên ngân hàng liên doanh trên địa bàn TP HCM (Trang 130 - 131)

2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên Ngân

2.3.1.4 Mẫu nghiên cứu

Tổng thể mẫu

Tổng thể của nghiên cứu này là toàn bộ nhân viên làm việc tại các NHLD trên địa bàn TP.HCM. Đối tượng nhân viên trong nghiên cứu đảm bảo:

+ Làm việc tại một trong 4 NHLD trên địa bàn TP.HCM (NHLD Việt–Nga; NHLD Việt–Thái; NH Indovina; NH VID Public).

+ Có hợp đồng lao động chính thức tại các NHLD trên.

+ Chức vụ bao gồm quản lý cấp cao (Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc), quản lý cấp trung (trưởng, phó, kiểm sốt viên ban/phịng/bộ phận) và nhân viên cấp chuyên viên nghiệp vụ thuộc tất cả các ban/phịng/bộ phận: cơng nghệ thơng tin; quan hệ khách hàng; quản trị tín dụng; trung tâm kho quỹ; giao dịch khách hàng; tài chính kế tốn, kế hoạch tổng hợp; quản lý rủi ro; tổ chức nhân sự; văn phòng.

Theo khảo sát, tổng thể này bao gồm 397 nhân viên.

Phương pháp chọn mẫu

Nguyễn Đình Thọ (2007) cho rằng, lý do quan trọng để sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian, về mặt này thì phương pháp chọn mẫu phi xác suất vượt trội so với chọn mẫu xác suất. Chọn mẫu phi xác suất là dễ phác thảo và thực hiện nhưng nó có thể cho kết quả sai lệch bất chấp sự phán đoán của chúng ta, do ngẫu nhiên nên có thể chúng khơng đại diện cho tổng thể.

Vì đây là nghiên cứu khám phá cùng với phân tích như trên, phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện là phù hợp nhất. Ngoài ra, phương pháp chọn mẫu này ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên

43

cứu. Các bảng câu hỏi nghiên cứu sẽ được gửi trực tiếp đến những đối tượng thuộc tổng thể mẫu cho đến khi đạt được số lượng mẫu cần thiết.

Kích thước mẫu

Kích thước mẫu phụ thuộc vào vấn đề nghiên cứu và yêu cầu độ chính xác của kết quả nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng thì mẫu nghiên cứu càng lớn, mẫu càng lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế, việc lựa chọn kích thước mẫu cịn phụ thuộc vào năng lực tài chính và thời gian mà tác giả nghiên cứu có thể có được.

Đối với đề tài này, do các giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của đề tài nghiên cứu. Kích thước mẫu dự kiến ban đầu là 200.

Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. MacCallum và đồng tác giả (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần thiết cho phân tích nhân tố. Trong đó, Gorsuch (1983) & Kline (1979) đề nghị con số đó là 100 cịn Guilford (1954) cho rằng con số đó là 200. Comrey & Lee (1992) thì khơng đưa ra một con số cố định mà đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến quan sát được đưa trong phân tích nhân tố. Gorsuch (1983, được trích bởi MacClallum và đồng tác giả 1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến quan sát. Trong khi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hoặc 5. Trong đề tài này có tất cả 38 tham số (biến quan sát) cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 38 x 5= 190.

Như vậy, số lượng mẫu 200 là chấp nhận được đối với đề tài nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên ngân hàng liên doanh trên địa bàn TP HCM (Trang 130 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)