Biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên ngân hàng liên doanh trên địa bàn TP HCM (Trang 125 - 129)

2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên Ngân

2.3.1.2 Biến nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này tiến hành xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính ban đầu với biến phụ thuộc là hiệu quả làm việc của nhân viên NHLD trên địa bàn TP.HCM, biến độc lập là các biến dựa trên:

- Tổng hợp nguồn gốc các yếu tố dựa trên cơ sở lý luận và các nghiên cứu có liên

Hệ thống hóa cơ sở lý luận

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên NHLD

Mơ hình nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu và thang đo

Bảng câu hỏi khảo sát điện tử

Nhập và xử lý số liệu (SPSS 16.0)

Kiểm định độ tin cậy, giá trị thang đo và phân tích hồi quy tuyến tính

Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên NHLD

38

- Thông qua các cơng cụ của phương pháp định tính: thảo luận tay đôi giữa tác giả và 03 chuyên gia về quản trị nguồn nhân lực; 03 quản lý cấp cao tại NH. Danh sách chi tiết về các chuyên gia, quản lý cấp cao tại Phụ lục 3.

Thông qua thảo luận tay đôi, thời gian thảo luận khoảng 30-45 phút/cuộc thảo luận. Kết quả thảo luận cho thấy rằng, các chuyên gia về quản trị nguồn nhân lực hầu hết đều đưa ra ý kiến cá nhân rằng các yếu tố cơ bản như thu nhập, phúc lợi, điều kiện làm việc; đặc điểm công việc, đào tạo và thăng tiến; đồng nghiệp, lãnh đạo, văn hoá NH đều ảnh hưởng rất đáng kể và trực tiếp đến hiệu quả làm việc của nhân viên NH. Các yếu tố khác như sự thỏa mãn, động lực làm việc, lòng trung thành…đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, tuy nhiên việc đo lường các hành vi này phần nào có thể thơng qua các yếu tố trực tiếp trên, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên NH. Vì vậy, các chuyên gia đóng góp ý kiến rằng cần tập trung phân tích và đo lường tốt mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản, đồng thời cần phân tích thêm sự khác biệt về hiệu quả làm việc giữa các nhân viên theo giới tính; độ tuổi; thời gian cơng tác; trình độ học vấn; chức vụ cơng việc.

Đối với các quản lý cấp cao, đầu tiên tác giả tóm gọn kết quả thảo luận tay đôi đối với các chuyên gia quản trị nguồn nhân lực để các quản lý cấp cao nhận định và có ý kiến. Sau đó, các quản lý cấp cao cho rằng họ đồng ý với các ý kiến trên, đồng thời nên xem xét đưa thêm 2 yếu tố mang tính chất mới và vĩ mơ hơn vào mơ hình phân tích là hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên và triển vọng phát triển của NH vì kinh nghiệm cơng tác cho thấy 2 yếu tố này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên.

- Thảo luận nhóm bao gồm các thành viên là 11 nhân viên NHLD trên địa bàn HCM. . Danh sách chi tiết về các thành viên tại Phụ lục 3.

Thảo luận nhóm được tiến hành vào lúc 16h00 ngày 02/07/2013 tại Phòng họp NHLD Việt Nga Chi nhánh HCM. Cuộc thảo luận diễn ra theo các bước:

Bước 1: Giới thiệu tên, chức vụ và nơi công tác của từng nhân viên.

Bước 2: Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên, tác

39

Bước 3: Sau khi tổng hợp ý kiến của từng nhân viên, tác giả gợi ý thêm các yếu tố

khác trong phần tổng hợp các yếu tố lý thuyết có liên quan và các yếu tố như đã thảo luận trong phần tay đôi với chuyên gia quản trị nguồn nhân lực, quản lý cấp cao.

Bước 4: Tiếp tục thảo luận các yếu tố mới nếu chưa được đề cập đến theo quan

điểm cá nhân của từng nhân viên.

Bước 5: Tất cả nhóm bàn luận và tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng.

Bước 6: Hỏi ý kiến quan điểm của riêng họ về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố

đến hiệu quả làm việc của nhân viên.

Bước 7: Tổng hợp, thảo luận và thống nhất các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm

việc của nhân viên.

Kết quả chung: hầu hết các nhân viên khám phá theo quan điểm cá nhân các yếu tố

trùng với các yếu tố như đã thảo luận ở các phần trước, đồng thời đưa ra một vài yếu tố mới theo quan điểm cá nhân như sức khỏe, gia đình, tính cách và sự hứng thú trong cơng việc. Tuy nhiên qua thảo luận nhóm, các yếu tố này được cho là đã nằm một phần gián tiếp trong các yếu tố cơ bản tác động và việc đo lường các yếu tố này chưa rõ ràng nên không xem xét tách hẳn thành một yếu tố (biến) mới, cụ thể về thang đo các yếu tố sẽ tiếp tục được thảo luận thông qua nội dung các biến quan sát sử dụng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng ở mục 2.3.1.5 - Thang đo nghiên cứu.

- Cuối cùng, dựa vào khả năng tổng hợp, nhận định, quyết định dựa vào kinh nghiệm bản thân tác giả trong cơng việc và tình hình thực tế.

Từ đó tác giả đã lựa chọn các yếu tố (biến) ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên NHLD trên địa bàn TP.HCM như sau:

- Đặc điểm công việc: đặc điểm cơng việc là đặc tính riêng có về mỗi công việc

mà nhân viên được giao, hiệu quả làm việc của nhân viên NHLD bị ảnh hưởng khi cơng việc có các đặc điểm sau: phù hợp với năng lực và thế mạnh của nhân viên, công việc được phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng và mức độ quan trọng trong công việc của nhân viên đối với hoạt động của NH.

- Thu nhập: là tiền hoặc giá trị tài sản tương đương với tiền mà nhân viên NHLD

40

nhập này bao gồm các khoản lương, các khoản trợ cấp, các loại thưởng bao gồm cả thưởng định kỳ và thưởng không định kỳ, hoa hồng và lợi ích khác phát sinh trực tiếp từ công việc tại NH.

- Phúc lợi: là những lợi ích mà nhân viên NHLD được hưởng ngồi những khoản

thu nhập. Các phúc lợi mà nhân viên được hưởng bao gồm chính sách phúc lợi cơ bản như: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; chế độ nghỉ phép, nghỉ bệnh, nghỉ việc riêng khi có nhu cầu; được cơng đồn bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính sách phúc lợi cộng thêm như: chế độ đi du lịch, khám bệnh, thể dục thể thao định kỳ; chế độ được hỗ trợ vay mua nhà với chính sách ưu đãi; chế độ ưu đãi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ khác tại chính NH nơi nhân viên làm việc.

- Đào tạo và thăng tiến: Đào tạo là quá trình học hỏi những kỹ năng cần thiết để

nhân viên thực hiện một công việc cụ thể. Thăng tiến là việc di chuyển lên vị trí hoặc cơng việc quan trọng hơn trong NH nơi nhân viên làm việc. Tác giả nhóm chung yếu tố đào tạo và thăng tiến vì đều nói lên cơ hội nghề nghiệp mà nhân viên có thể đạt được; đào tạo thường nhằm mục đích cuối cùng cho việc hỗ trợ kỹ năng, khả năng cho cơ hội thăng tiến của nhân viên.

- Đồng nghiệp: là người cùng làm trong NHLD với nhân viên, cùng trao đổi và

chia sẻ với nhau về công việc và cuộc sống.

- Điều kiện làm việc: là các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiện lợi của

nhân viên khi làm việc như thời gian làm việc hợp lý, sự an toàn thoải mái ở nơi làm việc, các trang thiết bị cần thiết cho công việc.

- Lãnh đạo: là cấp quản lý cao hơn của nhân viên trong NHLD, lãnh đạo bao

gồm các yếu tố liên quan đến phẩm chất của cấp trên, sự quan tâm của cấp trên đối với cấp dưới, khả năng đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên.

- Văn hoá NH: là những đặc điểm, quan điểm và giá trị đã trở nên thông dụng và

bền vững đã tồn tại trong NHLD. Văn hoá NH bao gồm: văn hoá đổi mới (định hướng đến sự đổi mới); văn hoá hỗ trợ (định hướng đến cách thức làm việc theo nhóm và ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau); văn hoá hành chính (định hướng đến các nguyên tắc, quy định trong công việc).

41

- Triển vọng phát triển NH: là định hướng, khả năng phát triển hoạt động kinh doanh và giá trị thương hiệu của NH trong tương lai theo các mục tiêu đã đề ra.

- Đánh giá hiệu quả làm việc: là cách thức sử dụng các chỉ số và phương pháp

một cách có hệ thống nhằm đạt mục tiêu đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Các yếu tố (biến) ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên NHLD như đề cập trong phần này là cơ sở cho mơ hình nghiên cứu đề xuất và cũng là cơ sở để xây dựng các biến quan sát dưới dạng các câu hỏi trong bảng câu hỏi nghiên cứu thuộc phạm vi khảo sát của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên ngân hàng liên doanh trên địa bàn TP HCM (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)