Giá cả và một số yếu tố dẫn đến biến động giá:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 38 - 42)

2.1 Tổng quan ngành cà phê Việt Nam:

2.1.1 Giá cả và một số yếu tố dẫn đến biến động giá:

88 90 92 94 96 98 100

01-Nov03-Nov05-Nov07-Nov09-Nov11-Nov13-Nov15-Nov17-Nov19-Nov21-Nov23-Nov25-Nov27-Nov29-Nov

182 184 186 188 190 192 194 196 198 200

Giá Robusta thị trường Châu Âu Chỉ số giá tổng hợp ICO

Hình 2.1: Giá cà phê Robusta tại thị trường Châu Âu và chỉ số giá tổng hợp ICO tháng 11/2011 (US cents/lb)

1650 1700 1750 1800 1850 1900 1950 01-N ov 03-N ov 05-N ov 07-N ov 09-N ov 11-N ov 13-N ov 15-N ov 17-N ov 19-N ov 21-N ov 23-N ov 25-N ov 27-N ov 29-N ov 35000 36000 37000 38000 39000 40000

Giá cà phê xuất khẩu FOB-HCM (USD/tấn) Giá cà phê tại Đăk Lăk (đồng/kg)

Nguồn: BCEC

Hình 2.2: Giá cà phê xuất khẩu FOB tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh và giá cà phê tại Đắk Lắk tháng 11/2011

Hình 2.1 và 2.2 cho thấy giá cà phê thường xuyên biến động, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và giá thu mua cà phê nguyên liệu, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam có biến động khá đồng nhất với giá cà phê thế giới. Vấn đề khiến các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam và các nhà hoạch định chính sách xuất khẩu đau đầu và cần được giải quyết là Việt Nam là nước có sản lượng cà phê lớn thứ hai trên trên thế giới nhưng giá cà phê lại do thị trường thế giới quyết định.

Có nhiều yếu tố dẫn đến biến động giá cà phê. Sau đây là một số yếu tố làm biến động giá cà phê:

Thứ nhất, quan hệ cung - cầu cà phê là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến

sự biến động giá cà phê. Khi cung lớn hơn cầu thì giá giảm và ngược lại cầu lớn hơn cung thì giá tăng. Lượng cung được xác định bởi chu kỳ sản xuất của nước xuất khẩu (chẳng hạn như sản lượng của Brazil - nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế

giới - có chu kỳ giảm 2 năm một lần) và tình hình lưu trữ, tồn kho của các quốc gia, của các doanh nghiệp và nhà sản xuất. Tình hình sản lượng sản xuất chịu tác động của yếu tố thời tiết (như hạn hán hay mưa kéo dài, ấm hay rét, có sương muối hay khơng), yếu tố diện tích trồng cây cà phê tăng thêm hay giảm đi, yếu tố đầu vào tăng hay giảm giá và yếu tố mùa vụ. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế thế giới. Khi kinh tế các nước tiêu thụ tăng trưởng tốt, thu nhập đầu người được cải thiện thì nhu cầu về cà phê sẽ tăng. Điều này góp phần làm tăng giá cà phê. Ngược lại, kinh tế nước tiêu thụ bị ảnh hưởng, chất lượng cuộc sống của người dân bị giảm xuống thì tiêu dùng của người dân sẽ bị thu hẹp và giá cà phê sẽ có xu hướng giảm. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là có xu hướng ngược chiều giữa tình hình kinh tế và giá hàng hóa, chẳng hạn như trong thời điểm khủng hoảng tài chính tồn cầu diễn ra, xu hướng dịng tiền đầu tư chảy mạnh vào hàng hóa làm giá hàng hóa có xu hướng tăng.

Thứ hai, lạm phát có tác động đến giá cà phê. Lạm phát tăng cao khiến chi

phí đầu vào phục vụ cho sản xuất như chi phí phân bón, chi phí lãi vay, chi phí nhân cơng…tăng lên, từ đó phản ánh lên giá cà phê. Tuy nhiên, nếu lạm phát kéo dài thì sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình tiêu thụ cà phê vì giá cà phê tăng khiến nhu cầu cà phê giảm. Nhu cầu giảm sẽ kéo theo sự giảm giá tương ứng.

Thứ ba, sự biến động giá cà phê do yếu tố đầu cơ của các quỹ đầu tư, các tổ

chức và các nhà đầu tư tài chính. Các nhà đầu cơ tác động vào thị trường làm thị trường biến động thất thường. Hiện nay có nhiều kênh đầu tư có tính bảo tồn vốn cao như vàng, dầu thơ, hàng hóa cơ bản…Các nhà đầu cơ sẽ điều chỉnh đầu tư vào lĩnh vực có lợi nhất và khi các nhà đầu cơ mua vào thì giá cà phê tăng cịn bán mạnh cà phê ra thu tiền về thì giá cà phê rớt nhanh.

Thứ tư, lãi suất ảnh hưởng mạnh đến giá cà phê. Lãi suất tăng làm chi phí đầu vào tăng theo khiến giá hàng hóa cơ bản tăng làm giá cà phê tăng. Ngược lại, lãi suất giảm sẽ kích thích đầu tư mở rộng sản xuất và chi phí đầu vào cũng giảm xuống khiến giá hàng hóa giảm theo và giá cà phê giảm. Ở Việt Nam, lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất của người nơng dân. Việt Nam chưa có hệ

thống hỗ trợ tín dụng tốt cho người sản xuất. Đa phần các chính sách hỗ trợ về vốn còn hạn chế do khả năng sinh lợi của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp không thể bằng các lĩnh vực phi sản xuất như bất động sản, chứng khốn. Do đó khả năng tiếp cận các khoản vốn ưu đãi của người nơng dân cịn gặp nhiều khó khăn. Đa phần những hộ sản xuất thường có mối liên hệ với các cơ sở hay các đại lý thu mua. Đầu vụ các tổ chức này sẽ ký kết hợp đồng và sẽ hỗ trợ vốn cho người nơng dân. Tuy nhiên, chính vì sự phụ thuộc này khiến người nơng dân thường có xu hướng bị các chủ thu mua, các đại lý ép giá. Thời điểm nguồn cung khan hiếm, giá hàng hóa tăng nhưng họ vẫn phải bán với giá đã thỏa thuận ban đầu còn khi giá giảm, nguồn cung trên thị trường dồi dào và giá bị rớt mạnh thì họ lại bị các chủ thu mua ép phải bán với giá thấp. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến giá cả cà phê Việt Nam.

Thứ năm, tỷ giá có tác động đến giá cà phê. Vấn đề thay đổi tỷ giá của đồng

USD với các đồng tiền trong nước ở các nước sản xuất cà phê làm cho giá cà phê biến động. Đồng USD yếu khiến giá cà phê của các nước xuất khẩu đến các nước nhập khẩu cao hơn khiến giá cà phê giảm sức cạnh tranh ở các nước tiêu thụ.

Thứ sáu, do thiếu vốn, thiếu thông tin đáng tin cậy và thiếu sự liên kết nên

doanh nghiệp và người trồng cà phê không điều tiết được lượng mua bán cà phê làm biến động giá cà phê trong nước.

Thứ bảy, chính sách điều hành của chính phủ đối với ngành cà phê cũng là

yếu tố tác động đến giá cà phê. Chính phủ Việt Nam chưa có một chiến lược cơ bản mang tính bền vững, người trồng cà phê lâu nay chủ yếu là tự phát, lệ thuộc hồn tồn vào thị trường, ln nằm trong vịng luẫn quẩn được mùa thì mất giá và được giá thì mất mùa.

Thứ tám, chất lượng cà phê ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán. Nếu nông dân

và doanh nghiệp Việt Nam có sự quan tâm đến khâu thu hái, chế biến và nhất là khâu quản lý chất lượng của Nhà nước nhiều hơn nữa thì cà phê Việt Nam được khẳng định vị thế trên thế giới và giá bán sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)