Thói quen, tập quán của nông dân và doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 76 - 77)

2.5 Một số nguyên nhân giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam chưa phát triển:

2.5.6 Thói quen, tập quán của nông dân và doanh nghiệp:

Thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với việc phát triển giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam.

Cho dù trong thời gian qua hệ thống đại lý bộc lộ nhiều điều bất cập như nhận hàng gởi của nông dân rồi làm ăn thua lỗ mà trốn mất hoặc nông dân bị phụ thuộc vào các đại lý thu mua và bị các đại lý ép giá. Nhưng từ lâu nông dân xem những đại lý này là nguồn cung ứng vốn cho mình, để họ có vốn mua phân bón, th nhân cơng hay xây dựng hệ thống tưới tiêu. Các đại lý có hệ thống thu mua phục vụ đến tận mỗi nhà nông dân. Các đại lý đầu tư sâu rộng ngay khi nông dân chưa có cà phê, trong khi hệ thống ngân hàng thương mại chưa làm tròn được nhiệm vụ này và thường có xu hướng hỗ trợ khi nắm được hàng trong tay. Nông dân thu hoạch cà phê với bất kỳ khối lượng nào cũng được đại lý, thương lái ở thôn buôn, trong xã tới mua cà phê xô mà tiền có thể trao ngay hoặc ghi nợ mà nơng dân có thể lấy bất kỳ lúc nào mình muốn.

Các công ty xuất khẩu cà phê tên tuổi trong nước đều có mạng lưới thu mua cà phê sâu rộng truyền thống từ lâu, các quy định, thông lệ được thống nhất bằng

văn bản hay phi văn bản trong hệ thống của chính họ từ người mua trung gian đến nhà máy của công ty đã gắn chặt và được phổ biến lâu đời, các công ty này khơng có nhu cầu phải tìm đến với sàn mới có được cà phê cho nhà máy. Hầu hết các giao dịch của các doanh nghiệp hiện nay vẫn theo cách truyền thống, mức độ tham gia giao dịch giao sau của các doanh nghiệp vẫn mới chỉ dừng ở mức độ thăm dò.

Đối với người nơng dân, quy trình tham gia, cách thức thực hiện giao dịch tại sàn giao dịch hàng hóa khá phức tạp và rắc rối. Việc mua bán trên sàn đòi hỏi người giao dịch phải rành máy tính, cơng nghệ thơng tin, nắm bắt tình hình biến động giá cả thị trường trong nước và thế giới... nhưng đối với nông dân Việt Nam, điều này không dễ để tiếp thu và học hỏi. Quy định về ký gửi hàng hóa, lưu kho... cũng rất phức tạp và còn phát sinh thêm nhiều chi phí khác, đặc biệt nơng dân tồn ở vùng sâu vùng xa, ai mà chở cà phê từ huyện lên tỉnh để gửi khiến người nông dân khơng mấy háo hức khi tham gia sàn. Ngồi ra, các quy cách và tiêu chuẩn về sản phẩm khi tham gia sàn cũng gây khơng ít khó khăn cho người nông dân. Nông dân muốn tham gia sàn giao dịch hàng hóa cần có một khối lượng hàng hóa khá lớn đáp ứng tiêu chuẩn của sàn, trong khi đó, số hộ gia đình có khả năng cung ứng đủ tiêu chuẩn lại rất ít, khiến số lượng người nơng dân tham gia bị hạn chế.

Vì tín dụng nông thôn vẫn chưa được đầu tư đúng mức nên rất nhiều doanh nghiệp, người nông dân không vay vốn được của ngân hàng mà chủ yếu vẫn dựa trên mối quan hệ với bên thu mua, tức là bên thu mua ứng vốn cho người nơng dân. Do đó, nếu chưa giải quyết được bài toán vốn cho người sản xuất thì ngưỡng cản tham gia giao dịch giao sau vẫn còn rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)