Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ chưa hoàn chỉnh:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 77)

2.5 Một số nguyên nhân giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam chưa phát triển:

2.5.7 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ chưa hoàn chỉnh:

Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh tốn, tín dụng cho người mua, người bán trên các sàn giao dịch chưa được quan tâm.

Việc cung ứng các dịch vụ kho bãi, kiểm định…chưa có sự cạnh tranh, đa dạng. Chưa xây dựng được hệ thống quản lý kho bãi cho phép quản lý cả kho chính trực thuộc các sàn giao dịch và cả kho liên kết đạt tiêu chuẩn được cấp phép nhằm

giúp người nông dân giảm chi phí vận chuyển lưu kho thuận tiện, lưu ký hàng hóa lấy chứng thư.

Thiếu tính liên kết, tích hợp trực tuyến hệ thống quản lý kho bãi, hệ thống giao dịch điện tử và hệ thống quản lý của các định chế tài chính.

Mức độ liên thơng, liên kết với các Sở giao dịch hàng hóa nước ngồi (LIFFE, NYBOT,…) hầu như khơng có.

Hệ thống giao dịch, giám sát, cơng bố thơng tin, tính mính bạch chưa tạo được sự tin tưởng cho nhà đầu tư tham gia giao dịch. Các phương tiện cung cấp thông tin chưa đáp ứng nhu cầu về thông tin của toàn thị trường.

2.5.8 Sự tham gia của các định chế tài chính khơng nhiều và thiếu vắng sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức lớn

Các định chế tài chính tham gia hoạt động trên thị trường phát triển chưa mạnh cả về số lượng lẫn quy mô đầu tư, trang thiết bị. Lý do là nguồn nhân lực của các ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu, kiến thức về thị trường phái sinh hàng hóa và khả năng quản trị rủi ro trong ngân hàng chưa cao, hạ tầng công nghệ thông tin chưa tốt và khá khác biệt giữa các ngân hàng.

Thị trường giao sau cà phê Việt Nam vẫn là một thị trường non trẻ, chưa hoàn thiện và hấp dẫn, chưa thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức lớn, nhà đầu tư kinh nghiệm có kiến thức am hiểu thị trường để làm đầu tàu dẫn dắt thị trường theo hướng có hiệu quả. Do tính chất mới mẻ và mức độ hiểu biết của thị trường về giao dịch giao sau cà phê còn chưa đầy đủ nên số lượng các nhà đầu tư tham gia giao dịch cịn hạn chế so với tiềm lực tài chính trong dân, so với các loại hình đầu tư khác như gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khốn…Chính tính thanh khoản của các sàn giao dịch cà phê của Việt Nam còn thấp là rào cản lớn nhất đối với việc tham gia của các nhà đầu tư tài chính vào các sàn giao dịch này.

2.5.9 Công tác tuyên truyền và phổ cập kiến thức về giao dịch giao sau vẫn chưa

đáp ứng được yêu cầu:

Công tác đào tạo giao dịch giao sau của Việt Nam chưa thể hiện tính phổ cập, tính chuyên nghiệp, tính thực tiễn. Đối với các trường đại học, cao đẳng, học viện, đa phần chỉ dạy suông, bản thân các giáo viên hầu hết khơng có kinh nghiệm giao dịch giao sau…Hơn nữa, đội ngũ giảng viên chuyên về lĩnh vực này hiện nay còn rất thiếu. Q trình học tập của học viên cịn thụ động, khả năng tiếp cận với thực tiễn về giao dịch giao sau cịn nhiều hạn chế.

Thơng tin giao dịch giao sau trên các báo, đài, tạp chí… chưa nhiều, cịn sơ sài, chưa chất lượng và khơng gây quan tâm nhiều cho cơng chúng, cơng chúng cịn rất thờ ơ với việc tham gia giao dịch giao sau.

Nhiều nông dân, người lao động trong doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân còn xa lạ với kiến thức về giao dịch giao sau và chưa có điều kiện để tiếp cận với các lớp học về giao dịch giao sau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 tác giả đã trình bày tổng quan ngành cà phê Việt Nam hiện nay và thực trạng giao dịch giao sau cà phê ở Việt Nam.

Ngành cà phê Việt Nam vẫn chưa thiết lập được hệ thống chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu mang tính chuyên nghiệp nên việc tiêu thụ và xuất khẩu hoàn toàn bị động. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và người trồng cà phê còn lỏng lẻo. Các nhà kinh doanh sản xuất cà phê không tiên liệu được chính xác nhu cầu của thị trường và chiều hướng biến động giá do đó khơng định hướng được sản xuất.

Thực trạng giao dịch giao sau cà phê ở Việt Nam hiện nay vẫn cho thấy nhiều bất cập, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa biết cách sử dụng hợp đồng giao sau trong việc bảo hộ giá hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam vừa mới được thành lập, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia. Trong khi đó, hoạt động giao dịch giao sau ở Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột cũng hết sức khiêm tốn mặc dù BCEC đã nhiều lần điều chỉnh chính sách cho phù

hợp với tình hình thực tế. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức, mức độ thường xuyên giao dịch và mức độ hài lòng với BCEC của những người đã từng nghe tới sàn giao dịch cho thấy nông dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê không mặn mà với giao dịch giao sau cà phê tại các sàn giao dịch hàng hóa của Việt Nam.

Trong chương 2 tác giả cũng đã đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến hoạt động giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam chưa phát triển cũng như hoạt động của BCEC chưa hiệu quả làm tiền đề để đưa ra các giải pháp phát triển giao dịch giao sau trong chương 3.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH GIAO SAU CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM

3.1 Các giải pháp từ phía Nhà nước:

3.1.1 Hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động giao dịch giao sau:

Về hệ thống hành lang pháp lý, Luật Thương mại năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 cùng với Nghị định 158/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết nội dung giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Luật Thương mại và Thơng tư 03/2009/TT-BTC hướng dẫn thủ tục thành lập Sở giao dịch hàng hóa và chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa đã hình thành khung pháp lý cho hoạt động giao dịch hàng hóa thơng qua Sở giao dịch. Tuy nhiên do điều kiện khách quan và tính chất lịch sử của từng thời kỳ nên hệ thống văn bản này vẫn còn một số bất cập khơng theo kịp sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu thị trường. Vì vậy, các cơ quan chức năng trong thời gian tới khi xem xét ban hành các thơng tư, nghị định mới hoặc thậm chí là sửa đổi Luật Thuơng mại cần chú trọng một số vấn đề sau nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường hàng hóa trong đó có hoạt động giao dịch giao sau hàng hóa thơng qua Sở giao dịch: các vấn đề liên quan đến hoạt động mơi giới trên Sở giao dịch hàng hóa, các vấn đề liên quan đến hệ thống thuế, hóa đơn và thủ tục hải quan, hệ thống báo cáo, và các văn bản tài chính, các vấn đề liên quan đến cơ chế vận hành, quản lý rủi ro, phương thức bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường hàng hóa, các vấn đề liên quan đến thanh tốn bù trừ, ngân hàng thanh toán, và hoạt động tạo lập thị trường,…

Hiện nay theo công văn số 8905/NHNN-QLNH của Ngân hàng Nhà nước, việc giao dịch hợp đồng giao sau (Futures contract) phải được thực hiện trên cơ sở hàng hóa thực để tránh hiện tượng lợi dụng giao dịch hợp đồng giao sau trên thị trường hàng hóa để đầu cơ. Đây là một quy định khơng phù hợp với thông lệ quốc tế. Trên thị trường hàng hóa, đặc biệt là thị trường hàng hóa phái sinh ln tồn tại hai nhóm người: nhà bảo hiểm rủi ro và các nhà đầu cơ. Chính các nhà đầu cơ là

hoán đổi rủi ro của nhà đầu tư được thực hiện dễ dàng hơn và từ đó tính thanh khoản của thị trường được đảm bảo. Vì vậy, xã hội cần có sự nhìn nhận lại vai trò thực sự của các nhà đầu cơ trong sự phát triển của các thị trường tài chính, trong đó có thị trường hàng hóa, trước hết bằng việc sửa đổi các quy phạm pháp luật cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Gần đây, Bộ Công Thương đang tiến hành lấy ý kiến góp ý về Thơng tư “Quy định lộ trình, điều kiện và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh đối với thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài”. Đây là một bước thực hiện đúng đắn thể hiện sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước đến sự phát triển của thị trường hàng hóa và Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam. Nếu được ban hành thơng tư này sẽ góp phần giải quyết vấn đề nhà tạo lập thị trường cho Sở giao dịch và cải thiện tính thanh khoản cho hoạt động giao dịch thông qua Sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, trong q trình xem xét và triển khai thông tư này cần chú ý bước đầu chỉ nên cấp phép cho các thương nhân Việt Nam được phép giao dịch trên thị trường hàng hóa nước ngồi khi thỏa các điều kiện: đang là thành viên tạo lập thị trường của một Sở hoặc Trung tâm giao dịch hàng hóa nội địa, đang là một thành viên giao dịch tích cực trên các thị trường hàng hóa nội địa, chứng minh được nhu cầu thực tế cần thiết phải giao dịch trên Sở giao dịch quốc tế. Nếu không, rất dễ dẫn đến hiện tượng thương nhân Việt Nam lợi dụng thông tư này để gia tăng hoạt động mua bán trên các Sở giao dịch quốc tế thay vì đóng góp một phần vào hoạt động giao dịch tại thị trường hàng hóa Việt Nam; đồng thời, các Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam rất có thể chỉ trở thành “các đại lý nhận lệnh” cho các Sở giao dịch hàng hóa quốc tế.

3.1.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động giao dịch giao sau:

Về hệ thống tổ chức và quản lý thị trường hàng hóa và Sở giao dịch hàng hóa, hiện tại Bộ Cơng Thương là cơ quan đại diện cho nhà nước trong việc cấp phép thành lập và quản lý Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên, liên quan đến hoạt động thuế, phí, và lệ phí lại do Bộ Tài chính quản lý hoặc hoạt động thanh toán bù trừ và hướng dẫn thanh toán lại liên quan đến Ngân hàng Nhà nước. Điều này

dẫn đến một số vấn đề chồng chéo trong quản lý giao dịch giao sau hàng hóa thơng qua Sở giao dịch. Thiết nghĩ, cần phải có một cơ quan độc lập đứng ra quản lý riêng về giao dịch giao sau hàng hóa nhằm đảm bảo tính thống nhất, tránh các thủ tục rườm rà trong hoạt động quản lý và phát triển giao dịch giao sau hàng hóa tại Việt Nam.

3.1.3 Hỗ trợ phát triển thị trường cà phê giao ngay (physical market):

Thị trường cà phê giao ngay luôn luôn là nền tảng kết hợp và bổ trợ cho hoạt động giao dịch giao sau cà phê thông qua các Sở giao dịch hàng hóa. Để phát triển thị trường này, cần giải quyết ba vấn đề lớn:

Một là, các Bộ ban ngành có liên quan thay mặt Chính phủ cùng kết hợp với

các Sở giao dịch hàng hóa tiến hành một chương trình quốc gia về phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam. Trong đó, chú trọng phát triển cà phê theo các tiêu chuẩn niêm yết và giao dịch trên các thị trường hàng hóa quốc tế.

Hai là, giải quyết triệt để vấn đề cung cấp tín dụng cho người sản xuất cà phê

tại Việt Nam. Vấn đề này có thể được giải quyết thơng qua sự hợp tác chặt chẽ giữa Sở giao dịch và các ngân hàng thương mại hoặc các định chế tài chính khác dưới sự chỉ đạo cụ thể của Bộ Cơng thương và các Bộ ngành có liên quan.

Cần có chính sách đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào về cả số lượng và chất lượng. Chính phủ nên đưa ra những chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực bao gồm mở các lớp đào tạo nông dân về kỹ thuật canh tác, sơ chế, bảo quản và chế biến cà phê, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo tay nghề cho công nhân tại các nhà máy chế biến. Chúng ta cũng có thể học hỏi kinh nghiệm của chính phủ Brazil, cho nơng dân vay tiền để giao dịch cà phê giao sau, đảm bảo về tài chính, bảo hiểm rủi ro, tăng cường chính sách khuyến nơng, đảm bảo nguồn nước tưới cho cây, mở rộng và phát triển hệ thống giao thông thuận lợi từ đó tạo cơ hội mới, khuyến khích người dân trồng và phát triển cây cà phê. Bên cạnh đó, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn cũng cần triển khai nhiều chương trình tái canh cây cà phê từ nguồn vốn của ngân hàng, doanh nghiệp. Bộ cũng phải phối hợp với các địa phương đẩy

đồng thuận, hạn chế cách làm riêng lẻ, cá thể. Phát triển mơ hình hợp tác xã cà phê để có một thị trường đảm bảo tương đối ổn định và hứa hẹn lâu dài nếu được đầu tư đúng và hiệu quả. Đầu tư phát triển giống cây cà phê có sản lượng và chất lượng cao, nghiên cứu truyền đạt kỹ thuật trồng chăm sóc tới người dân. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào trồng cà phê, dự đoán các thiên tai để hạn chế ảnh hưởng, phòng chống sâu bệnh; sử dụng các chất bảo vệ thực vật hợp lý, không ứ đọng lại trong sản phẩm. Kỹ thuật thu hoạch đúng thời vụ, không hái non xanh và lọc tạp chất để đảm bảo chất lượng. Bên cạnh mở rộng diện tích cây trồng mới cần phải cải tạo chăm sóc những diện tích có sẵn, trồng lại theo từng khu vực có quy hoạch. Như vậy ln có vùng đảm bảo nguồn nguyên liệu cung ứng đầu vào

Ba là, giải quyết vấn đề kiểm định, kho bãi và vận chuyển hàng hóa (logistic) trong hoạt động giao dịch cà phê thông qua Sở giao dịch. Hầu hết hoạt động sản xuất cà phê là nằm ở nhóm hộ gia đình nên số lượng cà phê sản xuất ra tính trên mỗi đơn vị sản xuất cũng nhỏ lẻ theo tiêu chuẩn giao dịch thông qua Sở giao dịch. Vì vậy đang tồn tại nhu cầu bức thiết cần có một hệ thống kho bãi an tồn, dịch vụ kiểm định và vận chuyển hợp lý tại các vùng sản xuất cà phê của Việt Nam nhằm tập trung hàng hóa cho việc giao dịch thơng qua Sở giao dịch hàng hóa. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng các cách sau: thứ nhất, Chính phủ đầu tư xây dựng các hệ thống kho bãi và vận chuyển tại các vùng trọng điểm sản xuất cà phê tại Việt Nam và giao sự quản lý hệ thống kho bãi này cho một đơn vị cụ thể quản lý; thứ hai, cần có cơ chế ưu đãi cho các tổ chức thực hiện nhiệm vụ tạo lập thị trường, dịch vụ kho bãi, logistic, kiểm định…trong giai đoạn đầu phát triển Sở giao dịch. Đặc biệt là giai đoạn hiện nay, đó là các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế, về đầu tư, về phí…cho các tổ chức làm nhiệm vụ tạo lập thị trường nhằm tăng tính thanh khoản, thúc đẩy thị trường phát triển; thứ ba, cần có cơ chế để các Sở giao dịch hàng hóa liên kết với nhau trong việc sử dụng hệ thống logistic của nhau để tận dụng lợi thế của nhau (ví dụ: BCEC và VNX liên kết thì sẽ tận dụng được lợi thế gần nguồn nguyên liệu của BCEC và gần thương nhân kinh doanh của VNX); thứ tư, khuyến khích các Sở giao dịch hàng hóa ký kết hợp tác với các đối tác logistic

chuyên nghiệp để cung cấp dịch vụ logistic cho hoạt động giao dịch hàng hóa thơng qua Sở giao dịch.

3.1.4 Hỗ trợ tuyên truyền, quảng cáo, đào tạo về hoạt động giao dịch giao sau cà phê cho nhà đầu tư và xã hội: phê cho nhà đầu tư và xã hội:

Việc tăng tính thanh khoản cho thị trường giao dịch giao sau cà phê là vấn đề cốt lõi. Để giải quyết được vấn đề này việc tuyên truyền, quảng cáo, đào tạo về hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)