Hỗ trợ tuyên truyền, quảng cáo, đào tạo về hoạt động giao dịch giao sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 85 - 86)

3.1 Các giải pháp từ phía Nhà nước:

3.1.4 Hỗ trợ tuyên truyền, quảng cáo, đào tạo về hoạt động giao dịch giao sau

phê cho nhà đầu tư và xã hội:

Việc tăng tính thanh khoản cho thị trường giao dịch giao sau cà phê là vấn đề cốt lõi. Để giải quyết được vấn đề này việc tuyên truyền, quảng cáo, đào tạo về hoạt động giao dịch giao sau cà phê cho nhà đầu tư và xã hội là nhiệm vụ xuyên suốt và trọng tâm trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của thị trường. Để việc tuyên truyền, đào tạo có hiệu quả tốt nhất cần:

Một là, thay đổi quan điểm “công việc quảng bá tuyên truyền về hoạt động giao dịch hàng hóa là cơng việc do các Sở giao dịch và các công ty môi giới thực hiện”. Kinh nghiệm về sự thành công của các Sở giao dịch hàng hóa quốc tế thường được đúc kết bằng nhiều bài học trong đó bài học được nhắc đến nhiều nhất là sự thống nhất xun suốt từ Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan, các tỉnh thành phố, các Sở giao dịch trong việc quảng bá tuyên truyền cho hoạt động giao sau hàng hóa.

Hai là, thay đổi quan điểm, “kinh doanh phái sinh trên thị trường hàng hóa là

hoạt động cờ bạc” và thay đổi quan niệm về “lỗ” trên thị trường phái sinh hàng hóa. Hoạt động kinh doanh trên thị trường hàng hóa phái sinh ln được dựa vào sự phán đốn và khả năng phân tích xu hướng biến động của giá cả các loại hàng hóa. Vì vậy, việc phân tích sai lầm dẫn đến thua lỗ cho các hợp đồng mua bán ln có xác suất xảy ra. Đồng thời, đặc tính của một số công cụ phái sinh, nhất là hợp đồng giao sau (Futures contract) ln cho phép nhà đầu tư có thể thay đổi vị thế trước khi hợp đồng đến hạn (trong khoảng thời gian này nhà đầu tư giao dịch với nhau chỉ bằng hợp đồng – nên người Việt Nam thường gọi là hàng giấy, hàng ảo mặc dù điều này là khơng chính xác về mặt chun mơn tài chính). Vì vậy một bộ phận lớn xã hội Việt nam và cả một số các cơ quan quản lý nhà nước luôn cho rằng đây là hoạt động “cờ bạc”; cộng với tâm lý dị ứng với khái niệm “nhà đầu cơ”. Vì vậy dẫn đến tâm lý khơng muốn phát triển nhóm các sản phẩm phái sinh trong nền kinh tế, cản

trở sự phát triển lành mạnh của một nhóm thị trường tài chính có tác dụng lớn trong việc bảo hộ biến động giá hàng hóa.

Rõ ràng khi tham gia vào thị trường phái sinh hàng hóa, người bán và người mua có thể rơi vào trạng thái lãi hoặc lỗ tùy thuộc vào việc dự đoán xu hướng giá trong tương lai là đúng hay sai. Nhưng trong mọi trường hợp, người tham gia vào thị trường phái sinh hàng hóa đều đạt được mục tiêu cố định thu nhập, chi phí hàng hóa, từ đó ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh. Do vậy, cần có cái nhìn hiện đại từ cấp độ Nhà nước về “lỗ” trên thị trường phái sinh hàng hóa để các tổng cơng ty lớn thuộc khối doanh nghiệp nhà nước có thể mạnh dạn tham gia

Ba là, có chính sách hỗ trợ về đào tào, thông tin tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của các Sở giao dịch, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê và các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường với vai trị là nhà đầu tư tài chính. Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức liên tục cho nhóm các chuyên viên làm việc trong các Sở giao dịch, các công ty thành viên của Sở giao dịch và cho nhà đầu tư. Các nghiệp vụ trên thị trường hàng hóa, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh hàng hóa ln là thách thức chun mơn lớn đối với người lao động làm việc trong phân khúc này, nhất là đối với các thị trường non trẻ như tại Việt Nam. Chính vì thế việc chuẩn hóa các kiến thức, mở các lớp đào tạo liên tục, tiến tới việc thành lập một trung tâm đào tạo thống nhất về vấn đề cấp chứng chỉ hành nghề trên thị trường hàng hóa là vấn đề quan trọng cần phải có trong thời gian tới. Đồng thời, các lớp đào tạo – tuyên truyền cho nhà đầu tư cũng cần liên tục tổ chức nhằm cung cấp cho nhà đầu tư hiểu rõ về các nghiệp vụ kinh doanh, hiểu rõ được rủi ro và cách phòng chống, hiểu rõ được những nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi tham gia kinh doanh thị trường hàng hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)