Phương thức ký kết hợp đồng xuất khẩu cà phê với nước ngoài:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 42 - 44)

2.1 Tổng quan ngành cà phê Việt Nam:

2.1.3 Phương thức ký kết hợp đồng xuất khẩu cà phê với nước ngoài:

Ở Việt Nam, trong thời gian qua, các doanh nghiệp áp dụng một trong hai phương thức ký kết hợp đồng xuất khẩu cà phê ra nước ngoài.

- Thứ nhất, đó là phương thức giao ngay, thuật ngữ tiếng Anh gọi là outright, Theo phương thức này hai bên mua và bán ký kết hợp đồng với giá cố định tại thời điểm hiện tại và thời gian giao hàng cố định. Họ không quan tâm đến giá tại thời điểm giao hàng cao hơn hay thấp hơn giá cố định đã ký kết.

- Thứ hai, phương thức differential hay price to be fixed, được gọi theo tiếng Việt là phương thức “giá chênh lệch” hay “chốt giá sau”. Phương thức kinh doanh

chốt giá sau (Price-to-be-fixed) là hình thức cho phép người mua hoặc người bán “chốt giá” tại thời điểm nào đó trong tương lai, trước khi thực hiện giao, nhận hàng. Người mua và người bán sẽ thỏa thuận về số lượng, chủng loại, tháng giao hàng (delivery month). Riêng đối với điều khoản giá thì sẽ áp dụng một trong hai hình thức: thứ nhất, giá thanh toán là giá “trừ lùi” (minus) hoặc thứ hai, giá cộng thêm (plus) so với giá giao dịch trên thị trường giao sau (futures price).

Giá giao sau này thường căn cứ vào giá trên Sàn giao dịch LIFFE. Nếu chất lượng hàng hóa của người bán thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng quy định trong hợp đồng giao sau sẽ sử dụng “giá trừ lùi” (minus); nếu tốt hơn sử dụng “giá cộng thêm” (plus).

Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đã ký bán, tuy chưa chốt giá mà muốn giao sớm để có tiền sớm thì hàng vẫn được giao. Giá đóng cửa giao dịch trên thị trường Luân Đôn của ngày giao hàng sẽ được dùng như tạm tính để trả tiền cho người bán, nhưng chỉ được thanh tốn trước 70% giá trị của lơ hàng và người mua khơng bị tính lãi 30% giá trị lơ hàng cịn lại.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đã phải ký những hợp đồng “trừ lùi, chốt giá sau” lên tới 90-100 USD/tấn, thậm chí 120 USD/tấn lúc đầu vụ để có hợp đồng đi vay ngân hàng (giá trừ lùi cao dễ ký được hợp đồng với đối tác nước ngoài) vì có rất nhiều ngân hàng khơng chấp thuận cấp tín dụng cho các hợp đồng “chốt trước” với lý do giá đã bán quá thấp, xuất khẩu sẽ thua lỗ, ngân hàng khơng địi được nợ. Ví dụ, có nhiều doanh nghiệp bán giá “chốt trước” với mức 1.900-1.950 USD/tấn vào đầu niên vụ vì tưởng rằng giá như thế là đã được. Song, ngay lập tức, giá nhảy cao liên hồi từ đầu niên vụ đến hết niên vụ, đẩy giá trong nước lên theo, doanh nghiệp buộc phải gom hàng với giá cao để giao cho người mua nước ngoài dẫn đến thua lỗ. Gặp lúc khủng hoảng kinh tế, tín dụng khó khăn, doanh nghiệp khơng mua được hàng để giao dẫn đến xù hàng. Chính vì vậy, hàng loạt các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đã phải xù hàng không giao cho khách mua, gây mất uy tín lớn cho ngành cà phê Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)