Giao dịch giao sau cà phê tại các Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 50 - 56)

2.2 Thực trạng giao dịch giao sau cà phê ở Việt Nam:

2.2.1 Giao dịch giao sau cà phê tại các Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài:

Thương mại theo thị trường tự do tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng đầu cơ ép giá của thương nhân nước ngồi. Vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê Việt Nam đã dần tham gia vào thị trường giao sau ở Luân Đôn và New York với các công cụ bảo hiểm hạn chế bớt rủi ro. Các doanh nghiệp từng bước hiểu biết nhiều hơn nghiệp vụ giao dịch các hợp đồng giao sau cà phê trên thị trường thế giới cùng với sự tham gia của các ngân hàng, tổ chức tài chính với quy mơ và số lượng ngày càng tăng. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) là ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm môi giới giao dịch cà phê với các sàn giao dịch quốc tế vào cuối năm 2004. Tháng 9 năm 2004, Techcombank phối hợp với Công ty Refco (Singapore) Pte. Ltd, một công ty con của Tập đồn tài chính Refco Ltd. LLC., bắt đầu thực hiện môi giới giao dịch giao sau cà phê Robusta trên sàn giao dịch LIFFE và cà phê Arabica trên sàn giao dịch NYBOT. Tháng 5 năm 2006, Ngân hàng Nhà nước cho phép Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp Công ty Natexis Commodity Markets (trụ sở tại Singapore) thực hiện nghiệp vụ giao dịch phái sinh hàng hóa. Tháng 7 năm 2006, Công ty Cổ phần Môi giới Thương mại Châu Á (ATB) được thành lập trên cơ sở góp vốn của ba cổ đơng là: Cơng ty TNHH Đầu tư Thương mại

Hiệp Phúc, Công ty TNHH và Tư vấn Ánh Sáng và Công ty TNHH Chứng khốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Cơng ty ATB phối hợp với Công ty Marex Carlton Ltd., thực hiện giao dịch phái sinh hàng hóa. Năm 2010, một số ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện giao dịch phái sinh hàng hóa như: Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Hàng Hải, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex…Từ ngày 22/04/2010, Sàn giao dịch hàng hóa Singapore (SICOM) đã bắt đầu giao dịch hợp đồng giao sau cà phê theo tiêu chuẩn Việt Nam và giao hàng tại Kho ngoại quan ở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tận dụng thực tế Việt Nam là cường quốc sản xuất cà phê Robusta, năng lực tham gia giao dịch giao sau của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được nâng cao.

Các doanh nghiệp có hệ thống máy tính nối mạng có thể theo dõi hoạt động giao dịch tại LIFFE và NYBOT để đặt lệnh giao dịch. Hệ thống hạ tầng thông tin của các ngân hàng thương mại đã được cấp phép đảm bảo kết nối trực tuyến, liên tục với các nhà môi giới với tư cách là thành viên của sàn LIFFE và NYBOT để đảm bảo đặt lệnh, nộp tiền ký quỹ diễn ra thông suốt.

Các doanh nghiệp tham gia hoạt động giao dịch này đều dựa trên quy định của thế giới. Ngân hàng Nhà nước không cho phép các doanh nghiệp mở tài khoản ở nước ngoài để trực tiếp giao dịch trên LIFFE và NYBOT đã làm tăng chi phí giao dịch của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đầu tiên tham gia hợp đồng giao sau với Techcombank là CTCP Đầu tư Xuất Nhập Khẩu Đắk Lắk (Inexim Daklak). Sau đó, rất nhiều các doanh nghiệp cũng đã tham gia giao dịch giao sau tại sàn LIFFE và NYBOT. Theo ơng Phạm Quang Thắng, Phó tổng giám đốc Techcombank, tính đến năm 2010 có khoảng vài trăm doanh nghiệp đăng ký tham gia giao dịch, số thực sự giao dịch hàng đêm khoảng 100 doanh nghiệp. Ngoài những doanh nghiệp mở tài khoản, ký quỹ ở Techcombank để giao dịch mua bán thực sự thì số cịn lại mở tài khoản chủ yếu để hàng đêm lên mạng xem thơng tin thị trường, giá cả, từ đó quyết định việc mua bán cà phê thật.

Ví dụ hoạt động giao dịch của Công ty TNHH Một Thành Viên Xuất Nhập Khẩu 2-9 Đăk Lăk (Simexco Daklak) tại sàn LIFFE

Ngày 8/1/2007 công ty mua được 500 tấn cà phê với giá tương đương 1.600 USD/tấn. Việc tìm khách hàng mua lơ hàng ngay là khó (do thời gian quyết định ngắn – thị trường LIFFE gần mở cửa giao dịch). Khi thị trường mở cửa giá tăng 30 USD ở mức 1.630 USD/tấn. Để chớp lấy cơ hội công ty đặt lệnh bán 100 lots # 500 tấn trên thị trường LIFFE với giá 1.630 USD. Giá đóng cửa phiên giao dịch này chỉ tăng 10 USD ở mức 1.610 USD/tấn. Ngày 9/1/2007, sau khi tìm được khách hàng mua hàng thực, công ty bán với mức giá 1.610 USD/tấn và thực hiện lệnh mua lại 100 lots # 500 tấn trên thị trường LIFFE với giá 1.610 USD. Nghiệp vụ có thể tóm tắt như sau:

- Thị trường hàng thực (Physical exchange)

+ Ngày 8/1/2007: Mua 500 tấn hàng thực x 1.600 = 800.000 USD + Ngày 9/1/2007: Bán 500 tấn hàng thực x 1.610 = 805.000 USD + Lãi trên hàng thực 5.000 USD

- Thị trường giao sau (Futures)

+ Ngày 8/1/2007: Bán 100 lots # 500 tấn hàng futures x 1.630= 815.000 USD

+ Ngày 9/1/2007: Mua 100 lots # 500 tấn hàng futures x 1.610= 805.000 USD

+ Lãi trên Futures 10.000 USD

Như vậy, trong hoạt động mua bán trên Công ty đã lãi tổng cộng trên 2 thị trường hàng thực và futures là 5.000 USD + 10.000 USD = 15.000 USD

Nguồn: Bảo Trung (2009), Phát triển thể chế giao dịch nông

sản ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Thành phố HCM.

Hiện nay, chưa có một báo cáo đánh giá chính thức về hiệu quả của hoạt động giao dịch này từ các tổ chức độc lập cũng như từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tác giả có tiến hành thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp

chủ doanh nghiệp mà có tham gia giao dịch nhưng khơng nhận được thông tin lãi và lỗ từ hoạt động mua bán cà phê trên sàn giao dịch của các doanh nghiệp này.

Hiện nay, có ba doanh nghiệp cà phê niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là CTCP Vinacafe Biên Hòa, CTCP cà phê An Giang, CTCP Tập đồn Thái Hịa Việt Nam (THV). Tác giả nghiên cứu báo cáo tài chính của ba cơng ty này và chỉ có báo cáo tài chính của THV là có thơng tin lãi và lỗ từ hoạt động mua bán cà phê trên sàn giao dịch. Ngoài ra, tác giả cũng tìm kiếm trên mạng internet thêm thơng tin từ các doanh nghiệp khác. Song, tác giả khơng tìm kiếm được nhiều thơng tin. Kết quả tìm kiếm được thể hiện trong bảng 2.4. Bảng 2.4 có thể cho thấy CTCP cà phê PETEC và CTCP Tập đồn Thái Hịa Việt Nam (THV) tham gia giao dịch cà phê trên sàn quốc tế khơng những có thể giúp cơng ty phịng ngừa rủi ro biến động giá cà phê mà cịn có thể thu được lợi nhuận từ hoạt động này.

Bảng 2.4: Kết quả lãi/ lỗ từ thị trường giao sau của CTCP cà phê PETEC và THV (Đơn vị tính: Triệu đồng)

Cơng ty

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Lãi Lỗ Chênh lệch Lãi Lỗ Chênh lệch Lãi Lỗ Chênh lệch PETEC 589 704 (115) 1.873 1.749 124 THV 20.617 6.901 13.716 1.928 1.279 649

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn năm 2009 của CTCP cà phê PETEC; Báo cáo tài chính đã kiểm tốn năm 2010 của CTCP Tập đồn Thái Hịa Việt Nam - THV (công ty mẹ)

Hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê chịu ảnh hưởng lớn từ biến động giá cà phê thế giới. Do đó, các doanh nghiệp tham gia giao dịch giao sau tại các sàn quốc tế nhằm bảo hiểm những rủi ro về giá cà phê. Sau khi thu mua cà phê nguyên liệu hoặc ký hợp đồng xuất khẩu cà phê, nếu nhận thấy có biến động về giá cà phê thế giới, các doanh nghiệp sẽ thực hiện đặt lệnh mua hoặc lệnh bán với số lượng và kỳ hạn tương ứng ở thị trường Luân Đôn hoặc New York để giảm thiểu rủi ro biến

Tuy nhiên, tham gia trên các sàn giao dịch quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam chỉ là các nhà đầu tư nhỏ với năng lực tài chính rất hạn chế. Bên cạnh đó, khả năng phân tích, tập hợp thơng tin về thị trường thế giới có hạn, phần lớn đều chưa nắm vững về bản chất nên trong q trình vận hành cịn yếu kém về mặt kỹ thuật, vận dụng sai mục đích dẫn đến kết quả đạt được cịn thấp, thậm chí nhiều doanh nghiệp thua lỗ nặng. Chẳng hạn như: Vào thời điểm tháng 9 năm 2006 do nắm được thông tin dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, ICO và một số tổ chức khác về sản lượng cà phê thế giới trong vụ mùa 2006/2007 sẽ đạt ở mức cao nên phần lớn các nhà kinh doanh hợp đồng giao sau đều dự đoán giá sẽ giảm trong thời gian sắp tới. Từ suy nghĩ và nhận thức như vậy mà phần lớn những người tham gia thị trường này đã thực hiện bán khống (Selling short) và khi đó trạng thái kinh doanh của họ là Short Future. Trong một thời gian ngắn do những nhà đầu cơ trên sàn của thị trường LIFFE và NYBOT nắm rất rõ về tổng số lượng Short Future từ Việt Nam là con số tương đối lớn nên đã thao túng đẩy giá trên LIFFE từ mức 1.300 USD/MT lên đến mức 2.063 USD/MT. Với mức biến động giá quá nhanh và quá lớn như vậy thì khả năng tài chính khơng đáp ứng nổi để ký quỹ nhằm duy trì trạng thái nên hàng loạt lệnh chặn lỗ liên tục xuất hiện để ngưng lỗ (Stop loss). Và như vậy, con số về vốn rất lớn và cứ lớn dần lên của các nhà đầu tư Việt Nam chảy dần vào túi của giới đầu cơ quốc tế.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa biết cách sử dụng hợp đồng giao sau trong việc bảo hộ giá hàng hóa. Việc sử dụng hợp đồng giao sau chủ yếu là đầu cơ. Việc quyết định mua hay bán chỉ do cảm tính, qua các nguồn thơng tin và mang tính bầy đàn.

Năm 2006, hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ do kinh doanh theo hình thức này. Trước tình hình thua lỗ của các doanh nghiệp, ngày 18/10/2006 Ngân hàng Nhà nước đã có cơng văn số 8905/NHNN- QLNH yêu cầu các Ngân hàng thương mại đã được cấp phép thực hiện giao dịch phái sinh hàng hóa chỉ cho các doanh nghiệp tham gia giao dịch cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế với điều kiện là phải có hàng thực và nhà mơi giới đã được cấp phép phải có trách nhiệm kiểm tra.

2.2.2 Giao dịch giao sau cà phê tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam:

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên tại Việt Nam được thành lập theo hình thức Công ty Cổ phần. VNX được Bộ Công thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT ngày 01/09/2010. Quy chế hoạt động của VNX được xây dựng dựa trên cở sở pháp lý là Luật thương mại 2005, Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Thông tư 03/2009/TT-BCT. Vốn điều lệ ban đầu của VNX là 150 tỷ đồng. VNX ra đời với mục đích là một tổ chức đầu mối giao dịch hàng hoá nhằm giảm thiểu chi phí, đưa hàng hố Việt Nam đến gần với các chuẩn giao dịch trên thế giới thơng qua đó tận dụng được lợi thế quy mơ và phịng tránh rủi ro biến động giá, tăng tính thanh khoản và bổ sung thêm kênh đầu tư mới cho thị trường ngoài 5 kênh đầu tư truyền thống như tiền gửi ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ và vàng. VNX đặt trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm tài chính lớn của nước ta, thuận tiện cho nhà đầu tư tham gia giao dịch tại sàn.

VNX giám sát các hoạt động giao nhận hàng hóa bao gồm việc phối hợp với các trung tâm kiểm định hàng hóa, hệ thống kho hậu cần để đảm bảo chất lượng hàng hóa giao dịch theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, và trung tâm thanh toán bù trừ đảm bảo khả năng thanh toán của các bên tham gia giao dịch.

VNX tổ chức giao dịch các hợp đồng giao ngay và giao sau đối với 3 loại hàng hóa là Cà phê, Cao su, Thép. Thời gian giao dịch từ thứ hai đến thứ sáu, mở cửa giao dịch 23/24 và chỉ đóng cửa giao dịch từ 6:00 sáng đến 7:00 sáng. Cơ chế giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh liên tục.

Khác với Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC), thành viên của VNX chỉ bao gồm thành viên kinh doanh và thành viên mơi giới.

VNX chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2011. Do đó, tác giả không đủ điều kiện và thời gian nghiên cứu thực trạng giao dịch giao sau cà phê của các nhà đầu tư tại sàn VNX.

VNX có 11 thành viên môi giới và 2 thành viên kinh doanh. Những thành viên này đều là các cơng ty có uy tín trên thị trường tài chính như CTCP Tư vấn– Đầu tư Đỉnh Phong, CTCP Đầu tư SME, CTCP Đầu tư và Bất động sản Sài Gòn

Châu Á, CTCP Đầu tư Việt Phúc, CTCP Dịch vụ Đầu tư Sông Ngân. Tất cả các giao dịch của nhà đầu tư tiến hành tại các sàn thành viên VNX đều được thực hiện trên một hệ thống giao dịch Patsystems thống nhất tồn quốc.

Ngân hàng thanh tốn của VNX là những ngân hàng đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa phái sinh như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.

VNX có các đối tác quốc tế như Patsytems, SICOM (Singapore), LIFFE, NYBOT, Sở giao dịch hàng hóa Chicago, Sở giao dịch hàng hóa Tokyo,… nhằm tạo cầu nối giúp nhà đầu tư tham gia vào các thị trường lớn trên thế giới.

Như vậy, trong giai đoạn đầu, kỳ vọng của sàn VNX chỉ là đưa kênh đầu tư mới tới nhà đầu tư, giúp họ đa dạng hóa kênh đầu tư bên cạnh những hình thức đầu tư truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)