Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 69 - 71)

2.4.1.1 Nhận thức của các tác nhân ngành hàng cà phê đối với sàn giao dịch

BCEC là đơn vị tiên phong trong hoạt động tổ chức sàn giao dịch hàng hóa nơng sản chính vì vậy cơng tác đào tạo, tập huấn cho các đối tượng tham gia thị tường chưa chuyên nghiệp, bài bản. Bên cạnh đó, ở nước ta hiện nay vẫn chưa có trường trung tâm đào tạo chuyên ngành giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Từ kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy sự hiểu biết một cách rõ ràng về mơ hình hoạt động của BCEC đối với người nông dân là một trong những điểm hạn chế lớn; các thủ tục tiếp nhận cà phê, đăng ký gửi hàng, cấp chứng thư gửi kho, lưu ký chứng thư để vay vốn tại ngân hàng ủy thác, đặt lệnh chào bán,…vẫn còn đang là quá phức tạp so với các phương thức mua bán, ký gửi truyền thống, điều này làm cho người sản xuất, các doanh nghiệp còn ngại thay đổi, chưa muốn tham gia. Bên cạnh đó, các hoạt động quảng bá, thông tin, tuyên truyền chưa thực hiện tốt, đồng

bộ, rộng khắp và đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính cùng với sự tham gia đồng đều của các cơ quan chức năng, các cơ quan chun mơn cũng như hệ thống chính trị cơ sở nhằm đưa được thông tin đến tận người nơng dân một cách có hiệu quả.

Thiếu máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và nơi bảo quản cất trữ đều gặp ở đa số người nông dân sản xuất cà phê. Tuy nhiên, khoảng cách là một trong những khó khăn lớn mà người nơng dân gặp phải khi muốn mang cà phê đến ký gửi tại BCEC. Vì vậy, đối với người nơng dân, mặc dù khơng muốn, biết rủi ro và thiệt thịi nhưng hầu hết người nông dân đều phải chọn giải pháp là ký gửi cà phê sau thu hoạch tại các doanh nghiệp hoặc đại lý thu mua gần nơi sản xuất. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp cũng ít quan tâm đến sàn giao dịch vì họ cũng đang mua bán, kinh doanh với nhau trên thị trường truyền thống. Việc khó thu hút được nhiều nguồn hàng ký gửi, chào bán trên sàn nên các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu cũng khơng tham gia tìm kiếm nguồn hàng trên sàn.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tài chính…chưa thực sự quan tâm, hầu hết đều có tâm lý quan sát từ xa, xem xét hoạt động của BCEC.

2.4.1.2 Cơ chế và các quy định hoạt động sàn giao dịch

Chưa có các chính sách định hướng phát triển Sở giao dịch hàng hóa. Các quy định chi tiết, cụ thể của Nhà nước về quản lý, hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động sàn giao dịch còn thiếu.

Hệ thống quy chế đã được ban hành nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều điều khoản chưa phù hợp với thực tiễn thị trường. Phải liên tục được nghiên cứu điều chỉnh bổ sung cho hoàn thiện.

BCEC hiện nay vẫn sơ khai, còn lỏng lẻo về cơ sở pháp lý và thể lệ hoạt động nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn và khả năng xảy ra tranh chấp là khó tránh khỏi.

2.4.1.3 Tình hình kinh tế trong giai đoạn hiện nay

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, kinh tế vĩ mô cũng trong giai đoạn hết sức khó khăn, các chính sách về tài chính, tín dụng của chính

phủ cũng ảnh hưởng đến việc thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động giao dịch tại sàn, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)