Một số kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan Bộ, ngành Trung ương, Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 95 - 139)

hàng Nhà nước:

Một là, sớm ban hành bổ sung các quy định về làm rõ chức năng, quyền hạn,

trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch giao sau, tác giả kiến nghị nên tổ chức theo mơ hình, tập quán quốc tế: tách biệt Trung tâm thanh toán bù trừ ra khỏi Sở giao dịch, các thành viên tham gia phải góp quỹ để đảm bảo quỹ thanh toán đủ lớn cho các giao dịch giao sau. Việc áp dụng mơ hình quốc tế sẽ khơng dập khn, có tính tới điều kiện kinh tế của Việt Nam: như xây dựng lộ trình, điều kiện cụ thể sẽ phải đáp ứng của các Trung tâm thanh toán bù trừ, các thành viên… tương ứng với quy mô phát triển của thị trường.

Hai là, quản lý tách biệt tài khoản của khách hàng với tài khoản của công ty

môi giới, giao hệ thống ngân hàng quản lý. Việc quản lý tách biệt và giám sát bởi bên thứ ba (ngân hàng) sẽ đảm bảo không xung đột lợi ích của thành viên và khách hàng, các thông tin về thành viên, khách hàng sẽ được minh bạch đáp ứng yêu cầu về quản lý của Sở giao dịch và các cơ quan quản lý nhà nước.

Ba là, xây dựng cơ chế giám sát và quản trị rủi ro, xây dựng quỹ đảm bảo

thanh toán cho các Sở giao dịch để đảm bảo thanh khoản thanh toán cho giao dịch giao sau.

Bốn là, xây dựng các tiêu chí, điều kiện thành lập Trung tâm thanh tốn bù

trừ, và việc thành lập cơng ty mơi giới giao dịch giao sau: điều kiện tài chính, vốn, năng lực quản lý, nhân sự, hạ tầng công nghệ… đặc biệt là cụ thể hóa các yêu cầu về báo cáo, giám sát việc thực hiện của các đối tượng này để đảm bảo việc giám sát và ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Năm là, cho phép các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khốn, các

định chế tài chính được tham gia hoạt động này vì: khả năng tài chính tốt, kinh nghiệm quản lý tốt, cơ sở hạ tầng tốt…. dễ dàng đáp ứng các điều kiện về quản lý và đủ sức tạo lòng tin với các nhà đầu tư.

Sáu là, quan tâm đến hoạt động cung ứng dịch vụ thanh tốn, tín dụng cho người mua, người bán trên Sở giao dịch. Mối quan hệ giữa Sở giao dịch và hệ thống ngân hàng khi đã có tính liên kết chặt chẽ, sẽ tạo nên nguồn cung ứng tín dụng cho người bán, người mua thơng qua tài sản thế chấp (hàng hóa ký gửi-chứng thư gửi kho) hoặc hợp đồng khớp lệnh thành công trên Sở giao dịch. Điều này góp phần tạo nên sức hút cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng cà phê tham gia giao dịch qua Sở; và ngược lại, hệ thống ngân hàng hoàn toàn được bảo đảm khả năng trả nợ của người bán, người mua thông qua Sở giao dịch.

Bảy là, liên kết, tích hợp trực tuyến hệ thống quản lý kho bãi, hệ thống giao

dịch điện tử và hệ thống quản lý của các định chế tài chính nhằm thiết lập cơ sở hạ tầng hồn chỉnh triển khai các tiện ích cho nơng dân tiêu thụ sản phẩm.

Tám là, nghiên cứu, xây dựng và ban hành các cơ chế cho phép một số sàn

giao dịch nước ngoài tham gia là cổ đông chiến lược nhằm tăng khả năng cạnh tranh; đa dạng hóa các hoạt động; tiếp cận với các phương pháp quản lý, vận hành, công nghệ hiện đại; tăng khả năng ngăn ngừa và quản lý rủi ro; hướng đến việc hình thành liên kết thị trường khu vực và thế giới;…

Chín là, cần có sự chỉ đạo tập trung từ các Bộ, ngành liên quan trong việc triển khai xây dựng các chính sách, quy định trong việc quản lý và điều hành hoạt động giao dịch giao sau cà phê, đặc biệt cần chú trọng đến xu thế liên kết, hợp tác của các thị trường, các sàn giao dịch để hình thành thị trường khu vực, thị trường liên thông quốc tế,…ngay từ bây giờ (các chính sách, quy định về thuế, thủ tục hải quan, kho ngoại quan, thanh lý hợp đồng bằng việc giao hàng tại các cảng biển, quản lý ký quỹ, thanh lý hợp đồng bằng tiền,…)

Mười là, chỉ đạo, định hướng cho các cơ quan chức năng nghiên cứu, triển

khai xây dựng quy hoạch việc phát triển, hình thành các tổ chức có quy mơ, có uy tín để thực hiện các dịch vụ, nghiệp vụ liên quan đến hoạt động giao sau cà phê, sẵn sàng thực hiện các nghiệp vụ không chỉ đối với các giao dịch tại các sàn trong nước mà cịn có khả năng cung ứng, thực hiện các dịch vụ, nghiệp vụ đối với các giao dịch được thực hiện trên các sàn giao dịch cà phê của khu vực và thế giới như: trung tâm quản lý ký quỹ và thanh tốn bù trừ; các tổ chức, tập đồn cung ứng dịch vụ logistic, giao nhận hàng hóa, kho ngoại quan, dịch vụ vận tải, cảng biển,…ở tầm quốc tế.

Cuối cùng là, cần có quy hoạch tổng thể phát triển giao dịch giao sau cà phê, trong đó có nghiên cứu điều kiện thực tiễn của Việt Nam, có sự đầu tư phù hợp về con người, về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ và xác định lộ trình cụ thể, xác định các giai đoạn phát triển giao dịch giao sau cà phê, các điều kiện cần thiết cho phép các dòng vốn từ bên ngoài tham gia đầu tư vào giao dịch giao sau cà phê trong nước và ngược lại; môi trường pháp lý, các điều kiện cần thiết khác để có thể kết nối, liên thơng với các sàn giao dịch cà phê trong khu vực và thế giới; tạo thị trường cho xuất khẩu, tiêu thụ, giao dịch giao sau cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước; nhưng đồng thời cũng phải củng cố được vị thế của cà phê; hướng đến việc trở thành thị trường định giá, tạo mức giá chuẩn cho cà phê của Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với thực trạng giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam như đã đề cập ở chương 2, tác giả đã đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển giao dịch giao sau cà phê trong chương 3. Giải pháp được chia làm 3 nhóm chính, đó là: các giải pháp từ phía Nhà nước; các giải pháp từ phía BCEC và các giải pháp từ các đơn vị khác.

Về phía Nhà nước, cần hồn thiện hệ thống hành lang pháp lý cho hoạt động giao dịch giao sau cà phê thông qua Sở giao dịch hàng hóa, xây dựng bộ máy quản lý hoạt động của các Sở giao dịch hàng hóa, hỗ trợ phát triển thị trường cà phê giao ngay và đặc biệt cần hỗ trợ tuyên truyền, quảng cáo, đào tạo về hoạt động giao dịch giao sau cà phê cho các nhà đầu tư và xã hội.

Về phía BCEC, cần đào tạo nguồn nhân lực và các tác nhân ngành hàng; tăng thanh khoản thị trường và phát triển thành viên; đa dạng các tiêu chuẩn, phẩm cấp trong giao dịch giao ngay; mở rộng hệ thống kho, kiểm định và chức năng của chứng thư gửi kho đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

Việc phát triển giao dịch giao sau cà phê ở Việt Nam cũng cần sự hỗ trợ và nỗ lực của các đơn vị khác như các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới, các nông dân và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê.

Tóm lại, việc phát triển giao dịch giao sau cà phê cần sự nỗ lực, sự hưởng ứng và sự kết hợp chặt chẽ lâu dài từ phía Chính phủ, tồn thể các Bộ ban ngành, các Sở giao dịch và các bên tham gia thị trường cũng như thay đổi thói quen giao dịch của hộ nơng dân, các doanh nghiệp và nhà đầu tư tài chính.

KẾT LUẬN

Luận văn “Phát triển giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam” đã trình bày được những lợi ích cũng như rủi ro của giao dịch giao sau đối với những người tham gia thị trường. Một số nghiên cứu thực nghiệm về giao dịch giao sau trên thế giới và ở Việt Nam cũng được tác giả hệ thống hóa trong luận văn.

Ngành cà phê Việt Nam hiện nay vẫn chưa thiết lập được hệ thống chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu mang tính chuyên nghiệp nên việc tiêu thụ và xuất khẩu hoàn toàn bị động. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và người trồng cà phê còn lỏng lẻo. Các nhà sản xuất kinh doanh cà phê không tiên liệu được chính xác nhu cầu của thị trường và chiều hướng biến động giá do đó khơng định hướng được sản xuất. Thêm vào đó, thói quen tập quán kinh doanh cà phê nhiều rủi ro. Chính những yếu tố trên đã kiềm hãm sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam vươn lên vị trí cao trên thế giới. Các giao dịch giao sau cà phê ở Việt Nam hiện nay chưa sôi động và phổ biến, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa biết cách sử dụng hợp đồng giao sau trong việc bảo hộ giá hàng hóa.

Tác giả đã phân tích một số ngun nhân làm cho giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam chưa phát triển cũng như hoạt động của BCEC chưa hiệu quả. Đó là do thiếu các quy định pháp lý chi tiết về thị trường phái sinh hàng hóa, trình độ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của các chủ thể tham gia giao dịch giao sau cà phê còn hạn chế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ chưa hồn chỉnh…

Do đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển giao dịch giao sau cà phê. Đó phải là sự nỗ lực, sự hưởng ứng, và sự kết hợp chặt chẽ, lâu dài của Chính phủ, tồn thể các Bộ ban ngành, các Sở giao dịch và các bên tham gia thị trường cũng như thay đổi tập qn, thói quen giao dịch của hộ nơng dân, các doanh nghiệp và nhà đầu tư tài chính.

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Các thông tin về giao dịch giao sau cà phê ở Việt Nam chưa được thống kê một cách đầy đủ và có hệ thống mặc dù tác giả đã cố gắng thu thập số liệu từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.

- Hoạt động giao dịch giao sau cà phê chỉ vừa mới được triển khai tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam và Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột trong thời gian gần đây, do đó khoảng thời gian nghiên cứu ngắn và khơng có nhiều dữ liệu để có thể ứng dụng các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới vào Việt Nam.

- Do khoảng cách về địa lý cũng như thời gian có giới hạn nên quá trình khảo sát diễn ra trong thời gian ngắn, tác giả chỉ thu thập được mẫu khảo sát ít hơn so với kỳ vọng.

- Do giới hạn về mặt nhận thức và thời gian, tác giả chưa nghiên cứu sâu thực trạng và thực hiện các nghiên cứu định lượng khác về giao dịch giao sau cà phê tại Việt Nam.

Những hạn chế trên đây nên được khắc phục tốt và mở rộng trong các nghiên cứu tiếp theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Quang Bình (2011), “Xuất khẩu cà phê: Bán giá chốt trước hay chốt sau?”

<http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/chuyengiatuvan/65293/Xuat-khau- ca-phe-Ban-gia-chot-truoc-hay-chot-sau?.html>

2. Bộ Công thương (2009), Thông tư 03/2009/TT-BTC ngày 10/02/2009 về việc

hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP

<http://www.smeinvest.vn/story/thong-tu-032009tt-bct>

3. Chính phủ (2006), Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao

dịch hàng hóa

<http://www.smeinvest.vn/story/nghi-dinh-so-1582006nd-cp>

4. Công ty Cổ phần Cà phê PETEC (2009), Báo cáo tài chính đã kiểm tốn năm

2009

<http://www.ssc.gov.vn/portal/page/portal/ubck/csdlcty/1320986?m_action=4&p_i

d=3182&p_ac=3&p_newsid=30112>

5. Cơng ty Cổ phần Chứng khoán SME (2011), Báo cáo phân tích ngành cà phê

<http://www.smes.vn/ReportsIndustry.aspx>

6. Cơng ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam – AGROMONITOR (2010), Báo cáo thường niên ngành cà phê Việt Nam 2009 và triển vọng 2010. 7. Công ty Cổ phần Tập đồn Thái Hịa Việt Nam (2010), Báo cáo tài chính đã

kiểm tốn năm 2010 của cơng ty mẹ.

<http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=37629&menuup=& menuid=103140&menulink=600000&what=1>

8. Công ty Cổ phần Tập đồn Thái Hịa Việt Nam, Bản cáo bạch Công ty Cổ phần

<http://hnx.vn/thongtin_TCDKGD.asp?MenuId=114120&StockType=2&IssuerID =1101>

9. Phạm Nguyễn Hồng (2011), Điều kiện hình thành và phát triển thị trường

tương lai tại Việt Nam.

<http://www.srtc.org.vn/images/uploaded/Dieu%20kien%20hinh%20thanh%20va% 20phat%20trien%20thi%20truong%20tuong%20lai%20tai%20Viet%20Nam.pdf> 10. Kinh Kha (2011), “Cơ chế hoạt động của BCEC: “Chiếc áo” quá chật?”

<http://tinnhanhchungkhoan.vn/charts/noidung.php?nid=43087> 11. Lê@ (2011), “Câu chuyện ký gửi cà phê”

<http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/53335>

12. Nguyễn Dương Diễm Linh (2010), Xây dựng thị trường giao sau nhằm phòng

ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường

đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Trần Ngọc Linh (2009), Phát triển thị trường giao sau cà phê Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2011), Phát triển thị trường phái

sinh hàng hóa Việt Nam thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển.

<http://www.vietinbankschool.edu.vn/Home/Article.aspx?Id=796>

15. Hồng Ngọc – Viết Vinh (2010), “Câu chuyện “trừ lùi” trong xuất khẩu cà phê” <http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/42669/Cau-

chuyen-%E2%80%9Ctru-lui%E2%80%9D-trong-xuat-khau-ca-phe.html> 16. Lê Hoàng Nhi (2011), “Rủi ro về giá trong kinh doanh cà phê”.

<http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/chuyengiatuvan/67726/> 17. Lê Hồng Nhi (2011), “Sàn hàng hóa ở Việt Nam: Chợ hay chiếu bạc?” <http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/chuyengiatuvan/64435/Ky-2-San- hang-hoa-o-Viet-Nam-Cho-hay-chieu-bac?.html>

18. Quốc hội (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 về việc

<http://www.luathoangminh.com/van-ban-phap-luat/luat-thuong-mai/262-lut-thng- mi-s-362005qh11.html>

19. Anh Thư (2011), “Bao giờ nông dân bán nông sản qua sàn giao dịch?” <http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/46965/Bao-gio- nong-dan-ban-nong-san-qua-san-giao-dich?.html>

20. Bảo Trung (2009), Phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Phùng Tuấn (2011), “Phát triển thị trường phái sinh hàng hóa: Cần có sự ưu đãi về thuế”

<http://www.tapchitaichinh.vn/Qu%E1%BA%A3ntr%E1%BB%8Bn%E1%BB%99 idung/ViewArticleDetail/tabid/56/Key/ViewArticleContent/ArticleId/5701/Default. aspx>

22. UBND tỉnh Đắk Lắk (2006), Quyết định 2278/QĐ-UBND ngày 04/12/2006

của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Đề án kỹ thuật tổ chức hoạt động của Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC)

<http://thienduongcafe.com/6084/de-an-ki-thuat-bcec>

23. Trương Thị Mỹ Vân (2010), Xây dựng sàn giao dịch giao sau tài chính tại Việt

Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Hồng Văn (2011), “Ký gửi cà phê: Lợi ích nhiều hơn rủi ro”

<http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/54420>

25. Hồng Văn (2010), “Nhiều doanh nghiệp nông sản giao dịch trên sàn quốc tế” <http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/cohoigiaothuong/32965/>

26. Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Trung tâm Tư vấn Chính sách Nơng nghiệp (2007), Hồ sơ ngành hàng Cà phê Việt Nam.

<http://hoangthitrucquynh.weebly.com/uploads/4/6/4/2/4642280/ho_so_nganh_han g_ca_phe.pdf>

27. Bùi Thị Yến (2008), Các giải pháp tài chính để phát triển thị trường giao sau

cà phê tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

1. Euna Shim (2006), Success factors of agricultural futures markets in developing

countries and their implication on existing and new local exchanges in developing countries.

<http://repository01.lib.tufts.edu:8080/fedora/get/tufts:UA015.012.DO.00140/bdef: TuftsPDF/getPDF>

2. Gideon Onumah (2009), Promoting Agricultural Commodity Exchanges in

Ghana and Nigeria: A Review Report.

<http://www.unctad.info/upload/SUC/EcowasGhanaCerealMarkets/Presentations/C

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 95 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)