Rủi ro đối với người sản xuất và kinhdoanh cà phê Việt Nam do biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 46 - 50)

2.1 Tổng quan ngành cà phê Việt Nam:

2.1.5 Rủi ro đối với người sản xuất và kinhdoanh cà phê Việt Nam do biến

Thứ tư, nông dân gửi cà phê và được ứng tiền nhưng với lãi suất rất cao. Trường hợp, đại lý Kim Ngọc ứng tiền của công ty với lãi suất 2,2% một tháng, vậy nông dân ứng tiền của đại lý phải chịu lãi suất bao nhiêu? Rất có thể phải đến 4% một tháng và đây là vay nặng lãi đến 48% một năm. Vay mức này để ký gửi cà phê đợi giá, nơng dân có khi phải bán hết cà phê ký gửi để trả tiền lãi.

Với những lý do trên, chốt giá sau mà người ấn định giá là doanh nghiệp, thì thiệt thịi ln về phía nơng dân.

Vậy tại sao nông dân vẫn chấp nhận tập quán ký gửi cà phê? Lý do là thủ tục ký gửi, mua bán cà phê đơn giản, tiện lợi cho nông dân và đặc biệt là đa phần nông dân đều thiếu vốn. Phần lớn người nơng dân chỉ có mảnh vườn, lơ rẫy thường thì khơng biết và khơng quen với các định chế và giấy tờ. Muốn vay ngân hàng thì phải đi làm thủ tục xin vay, lập dự án vay, báo cáo hiệu quả vốn vay và khả năng trả nợ, các thế chấp và cam kết trả nợ, phải mời cán bộ ngân hàng đến thẩm định vườn cây, tài sản thế chấp và phải nhờ cán bộ làm hộ với một khoản phí nhất định, khơng bao giờ có một thơng số nhất định để áp dụng. Vay khó là thế, nhưng đâu phải ai cũng vay được. Khơng vay được ngân hàng thì phải vay bên ngồi và phần lớn nơng hộ đều hướng đến các đại lý, vì nơi đây đích thực là nguồn cung ứng vốn cho nông dân trong sản xuất.

2.1.5 Rủi ro đối với người sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam do biến động giá cà phê: giá cà phê:

Giá cà phê giảm hay tăng cũng gây thiệt hại nặng nề khơng cho người mua thì cũng cho người bán trong chuỗi cung ứng cà phê. Bảng 2.1 cho thấy người bán hàng lo sợ giá rớt và người mua hàng lo sợ giá tăng.

Bảng 2.1: Rủi ro biến động giá đối với người bán và người mua

Người bán Người mua Giá giảm Lỗ (rủi ro) Lời

Giá tăng Lời Lỗ (rủi ro)

Nguồn: Lê Hoàng Nhi (2011), “Rủi ro về giá trong kinh doanh cà phê”. Ngành cà phê Việt Nam có giá “chốt trước”, giá “chốt sau” (Price to be fixed) và giá chênh lệch so với giá giao sau trên thị trường LIFFE và NYBOT. Giá “chốt trước” là giá mà hai bên đã thống nhất ngay khi có hợp đồng. Giá “chốt sau” là giá mà hai bên thỏa thuận sẽ chốt vào một thời điểm trong tương lai. Ở Việt Nam, giá “chốt trước” hay “chốt sau” đều lấy căn cứ vào giá giao sau. Phần chênh lệch giữa giá giao sau và giá “chốt trước”, “chốt sau” được gọi là giá chênh lệch (differential price). Gọi giá “differential” là giá chênh lệch vì rằng nó có thể là giá trừ lùi hay giá cộng thêm. Tùy theo giá trị hoặc nhu cầu thị trường mà giá chênh lệch có thể là trừ lùi nhiều hay ít hoặc thậm chí cộng thêm so với giá giao sau trên thị trường LIFFE và NYBOT. Rủi ro kinh doanh cà phê không chỉ đơn thuần là giá cao, giá thấp mà phải cịn tính đến sự dao động của giá chênh lệch.

Bảng 2.2 cho thấy trong trường hợp giá giao sau khơng đổi thì giá chênh lệch càng tăng, người bán có lợi, giá chênh lệch càng giảm, người mua có lợi.

Bảng 2.2: Rủi ro do biến động giá chênh lệch trong trường hợp giá giao sau

không đổi

Người mua Người bán Giá chênh lệch tăng Lỗ (rủi ro) Lời Giá chênh lệch giảm Lời Lỗ (rủi ro)

Nguồn: Lê Hoàng Nhi (2011), “Rủi ro về giá trong kinh doanh cà phê”. Trong trường hợp giá “chốt trước”, để có lời trong kiểu kinh doanh này, nơng dân hoặc người kinh doanh phải tính trước các chi phí đầu vào và định giá đầu ra để kiếm lời. Trong thực tế, do muốn kiếm thêm chút lời hoặc do nhu cầu thị trường, nhiều người thích đầu cơ với hợp đồng giá “chốt sau” hơn. Bảng 2.3 cho thấy rủi ro đối với người bán và người mua trong trường hợp giá giao sau luôn biến

động và “chốt sau”. Trường hợp không xác định là trường hợp khơng biết chính xác lời hay lỗ. Muốn xác định được lời hay lỗ thì phải tính đến sự khác biệt trong biên độ dao động của giá giao sau và giá chênh lệch. Do không dự liệu được sự biến đổi của hai loại giá này nên đây có thể xem trường hợp khơng xác định là rủi ro đối với nhà kinh doanh.

Bảng 2.3: Rủi ro do biến động giá chênh lệch trong trường hợp giá giao sau

biến động và “chốt sau”

Người mua Người bán

Giá giao sau tăng

Giá chênh lệch

tăng Lỗ (rủi ro) Lời

Giá chênh lệch

không đổi Lỗ (rủi ro) Lời

Giá chênh lệch

giảm Không xác định (rủi ro) Không xác định (rủi ro)

Giá giao sau không đổi

Giá chênh lệch

tăng Lỗ (rủi ro) Lời

Giá chênh lệch không đổi

Tương tự trường hợp chốt trước (không rủi ro)

Tương tự trường hợp chốt trước (không rủi ro) Giá chênh lệch

giảm Lời Lỗ (rủi ro)

Giá giao sau giảm

Giá chênh lệch

tăng Không xách định (rủi ro) Không xách định (rủi ro) Giá chênh lệch

không đổi Lời Lỗ (rủi ro)

Giá chênh lệch

giảm Lời Lỗ (rủi ro)

Nguồn: Lê Hoàng Nhi (2011), “Rủi ro về giá trong kinh doanh cà phê”. Thị trường cà phê không chỉ bị tác động bởi cung cầu trên thị trường mà còn bị chi phối bởi những thơng tin kinh tế, chính trị, thời tiết, đặc biệt giới đầu cơ là

nhân tố tích cực nhất đối với sự trồi sụt thất thường của giá cà phê. Các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu kinh nghiệm mua bán trừ lùi theo thị trường LIFFE và NYBOT dễ bị các nhà đầu cơ trên sàn LIFFE và NYBOT ép giá vào thời điểm giao hàng dẫn đến thua lỗ.

Ví dụ, một doanh nghiệp ký bán hợp đồng xuất khẩu cà phê với giá trên sàn giao dịch LIFFE tháng 11 “trừ lùi” 100 USD/tấn nhưng chưa chốt giá. Giữa tháng 10, doanh nghiệp đã giao hàng sớm, giá trên sàn LIFFE tại thời điểm giao hàng sớm là 1.730 USD/tấn, “trừ lùi” 100 USD, còn lại là 1.630 USD/tấn. Giá này sẽ được dùng tạm tính để làm cơ sở thanh tốn trước 70% cho người bán, tức là 70% của 1.630 USD là 1.141 USD/tấn và người mua khơng bị tính lãi 30% giá trị lơ hàng cịn lại. Khi đó, các quỹ đầu cơ lớn, các nhà nhập khẩu lớn bằng cách nào đó kéo giá giao dịch trên sàn LIFFE xuống. Một khi giá trên sàn LIFFE xuống thấp, tới mức 1.141 USD/tấn thì theo hợp đồng, tập quán giao dịch cà phê, lơ hàng đó sẽ được tự động chốt giá để “bảo vệ quyền lợi của người bán” không bị thua lỗ thêm nữa, thuật ngữ tiếng Anh là “Stop loss”. Lúc này, giá xuất khẩu FOB thực sự của doanh nghiệp là 1.141 USD/tấn. Doanh nghiệp bị mất đi 30% giá trị lô hàng kèm theo phần khuyến mãi không lãi 30% giá trị lơ hàng cịn lại cho người mua.

Nguyên nhân dẫn đến thua lỗ của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không phải là do phương thức “trừ lùi, chốt giá sau” mà do trình độ vận dụng phương thức này của các doanh nghiệp cịn hạn chế. Thực tế, rất ít doanh nghiệp thực hiện chốt giá ở mức hòa vốn, hay chốt giá ở mức chấp nhận được, mà thường chờ giá đạt mức kỳ vọng mới chốt giá, hoặc nhiều khi đã đạt giá kỳ vọng những vẫn chưa chốt giá mà đề nghị chuyển tháng và hoặc có trường hợp, mức giá của thị trường đang thấp hơn mức hòa vốn, doanh nghiệp đề nghị chuyển tháng, kéo dài thời gian chốt giá với kỳ vọng giá sẽ tăng trở lại mặc dù phải bỏ thêm phí chuyển tháng, và nộp thêm tiền để hạ mức cắt lỗ. Kết quả là, xem như doanh nghiệp đã cho vay hàng khơng tính lãi, hay cầm dao đằng lưỡi mà vẫn kiên trì nắm giữ.

Các đại lý bn cà phê của Việt Nam 90% đi lên từ nông dân và buôn bán theo thói quen. Họ khơng có bằng cấp cao và đào tạo chuyên ngành nên cũng dễ vướng trường hợp phá sản do biến động giá.

Người nông dân trồng cà phê thường theo phong trào khơng tính đến giá cả và nhu cầu của thị trường, phần đông trông chờ nhiều vào sự may rủi và thường gặp tình trạng được mùa thì giá rớt dẫn tới lỗ, mất mùa thì giá cao nhưng lại khơng có hàng để bán. Đa phần nông dân sản xuất và tiêu thụ cà phê theo tập quán lâu đời và gặp phải rủi ro về giá nếu như lúc cần tiền phải bán cà phê mà lúc đó giá cà phê đang xuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)