Hỗ trợ phát triển thị trường cà phê giao ngay (physical market):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 83 - 85)

3.1 Các giải pháp từ phía Nhà nước:

3.1.3 Hỗ trợ phát triển thị trường cà phê giao ngay (physical market):

Thị trường cà phê giao ngay luôn luôn là nền tảng kết hợp và bổ trợ cho hoạt động giao dịch giao sau cà phê thông qua các Sở giao dịch hàng hóa. Để phát triển thị trường này, cần giải quyết ba vấn đề lớn:

Một là, các Bộ ban ngành có liên quan thay mặt Chính phủ cùng kết hợp với

các Sở giao dịch hàng hóa tiến hành một chương trình quốc gia về phát triển thương hiệu cà phê Việt Nam. Trong đó, chú trọng phát triển cà phê theo các tiêu chuẩn niêm yết và giao dịch trên các thị trường hàng hóa quốc tế.

Hai là, giải quyết triệt để vấn đề cung cấp tín dụng cho người sản xuất cà phê

tại Việt Nam. Vấn đề này có thể được giải quyết thơng qua sự hợp tác chặt chẽ giữa Sở giao dịch và các ngân hàng thương mại hoặc các định chế tài chính khác dưới sự chỉ đạo cụ thể của Bộ Cơng thương và các Bộ ngành có liên quan.

Cần có chính sách đảm bảo nguồn cung ứng đầu vào về cả số lượng và chất lượng. Chính phủ nên đưa ra những chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực bao gồm mở các lớp đào tạo nông dân về kỹ thuật canh tác, sơ chế, bảo quản và chế biến cà phê, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo tay nghề cho công nhân tại các nhà máy chế biến. Chúng ta cũng có thể học hỏi kinh nghiệm của chính phủ Brazil, cho nơng dân vay tiền để giao dịch cà phê giao sau, đảm bảo về tài chính, bảo hiểm rủi ro, tăng cường chính sách khuyến nơng, đảm bảo nguồn nước tưới cho cây, mở rộng và phát triển hệ thống giao thơng thuận lợi từ đó tạo cơ hội mới, khuyến khích người dân trồng và phát triển cây cà phê. Bên cạnh đó, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn cũng cần triển khai nhiều chương trình tái canh cây cà phê từ nguồn vốn của ngân hàng, doanh nghiệp. Bộ cũng phải phối hợp với các địa phương đẩy

đồng thuận, hạn chế cách làm riêng lẻ, cá thể. Phát triển mơ hình hợp tác xã cà phê để có một thị trường đảm bảo tương đối ổn định và hứa hẹn lâu dài nếu được đầu tư đúng và hiệu quả. Đầu tư phát triển giống cây cà phê có sản lượng và chất lượng cao, nghiên cứu truyền đạt kỹ thuật trồng chăm sóc tới người dân. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào trồng cà phê, dự đoán các thiên tai để hạn chế ảnh hưởng, phòng chống sâu bệnh; sử dụng các chất bảo vệ thực vật hợp lý, không ứ đọng lại trong sản phẩm. Kỹ thuật thu hoạch đúng thời vụ, không hái non xanh và lọc tạp chất để đảm bảo chất lượng. Bên cạnh mở rộng diện tích cây trồng mới cần phải cải tạo chăm sóc những diện tích có sẵn, trồng lại theo từng khu vực có quy hoạch. Như vậy ln có vùng đảm bảo nguồn nguyên liệu cung ứng đầu vào

Ba là, giải quyết vấn đề kiểm định, kho bãi và vận chuyển hàng hóa (logistic) trong hoạt động giao dịch cà phê thông qua Sở giao dịch. Hầu hết hoạt động sản xuất cà phê là nằm ở nhóm hộ gia đình nên số lượng cà phê sản xuất ra tính trên mỗi đơn vị sản xuất cũng nhỏ lẻ theo tiêu chuẩn giao dịch thông qua Sở giao dịch. Vì vậy đang tồn tại nhu cầu bức thiết cần có một hệ thống kho bãi an tồn, dịch vụ kiểm định và vận chuyển hợp lý tại các vùng sản xuất cà phê của Việt Nam nhằm tập trung hàng hóa cho việc giao dịch thơng qua Sở giao dịch hàng hóa. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng các cách sau: thứ nhất, Chính phủ đầu tư xây dựng các hệ thống kho bãi và vận chuyển tại các vùng trọng điểm sản xuất cà phê tại Việt Nam và giao sự quản lý hệ thống kho bãi này cho một đơn vị cụ thể quản lý; thứ hai, cần có cơ chế ưu đãi cho các tổ chức thực hiện nhiệm vụ tạo lập thị trường, dịch vụ kho bãi, logistic, kiểm định…trong giai đoạn đầu phát triển Sở giao dịch. Đặc biệt là giai đoạn hiện nay, đó là các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế, về đầu tư, về phí…cho các tổ chức làm nhiệm vụ tạo lập thị trường nhằm tăng tính thanh khoản, thúc đẩy thị trường phát triển; thứ ba, cần có cơ chế để các Sở giao dịch hàng hóa liên kết với nhau trong việc sử dụng hệ thống logistic của nhau để tận dụng lợi thế của nhau (ví dụ: BCEC và VNX liên kết thì sẽ tận dụng được lợi thế gần nguồn nguyên liệu của BCEC và gần thương nhân kinh doanh của VNX); thứ tư, khuyến khích các Sở giao dịch hàng hóa ký kết hợp tác với các đối tác logistic

chuyên nghiệp để cung cấp dịch vụ logistic cho hoạt động giao dịch hàng hóa thơng qua Sở giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển giao dịch giao sau cà phê tại việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)