Điều kiện để thực hiện tái cơ cấu ngân hàng thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập và mua lại nhằm tái cơ cấu ngân hàng TMCP phương đông (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG

1.2. Tổng quan về tái cơ cấu ngân hàng

1.2.4. Điều kiện để thực hiện tái cơ cấu ngân hàng thành công

Việc cơ cấu lại chỉ thực sự cần thiết khi hoạt động của các TCTD đi chệch khỏi chức năng cơ bản của chúng trong nền kinh tế hoặc có những trục trặc nảy sinh gây mất an tồn hoặc nguy cơ đổ vỡ có tính hệ thống.

Việc tái cơ cấu cần nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau và cần trả lời

được câu hỏi tại sao phải tái cơ cấu, tái cơ cấu khía cạnh nào, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào sau quá trình tái cơ cấu, các ngân hàng sẽ xử lý các khoản nợ xấu như thế nào… Điều quan trọng của quá trình tái cơ cấu là phải thiết lập được một bộ tiêu chí rõ ràng, đưa ra những kỷ luật của thị trường, kỷ cương của nhà nước cần được triển khai thận trọng trên nguyên tắc tự nguyện với lộ trình và bước đi cụ thể, thích hợp. Phải nhìn vào từng trường hợp rõ ràng để tìm ra giải pháp.

Phải có một khn khổ pháp lý phù hợp để cho phép chính phủ có thể can thiệp nhằm đảm bảo rằng hệ thống bảo hiểm tiền gửi có đủ vốn để xử lý khủng hoảng và có thể được sử dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả, bên cạnh đó là can thiệp vào các ngân hàng mất khả năng thanh tốn, q trình can thiệp của Chính phủ sẽ làm nảy sinh một số vấn đề về pháp lý liên quan đến việc nắm giữ cổ phần

của các cổ đơng hiện tại, vì thế cần có luật tương ứng để điều chỉnh. Ví dụ khi chính phủ bơm vốn vào cho một ngân hàng và nếu muốn các cổ đông hiện tại phải rút bớt

cổ phần tương ứng để Chính phủ trở thành cổ đơng chính và có quyền bổ nhiệm

người của mình vào các vị trí quản lý thì cần phải có một luật cho phép Chính phủ làm như vậy nếu họ khơng tự nguyện xin rút. Hoặc đối với ngân hàng có nợ xấu lớn hoặc thiếu vốn nghiêm trọng nếu không thể tự củng cố thì NHNN sẽ đứng ra góp vốn hoặc có thể sáp nhập vào các ngân hàng khác. Đồng thời phải đảm bảo việc sáp nhập này sẽ giúp các ngân hàng phát triển tốt hơn và không gây xáo trộn hệ thống.

Đây là quá trình phức tạp do đó, vai trị của NHNN phải được thể hiện mạnh mẽ, và những việc can thiệp đó phải được thực hiện nhanh chóng và kịp thời. Chính phủ phải có được một quy trình tồn diện để theo dõi và đánh giá liên tục tình trạng nợ xấu và mất thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, tránh tình trạng bị động. Các cán bộ thanh tra giám sát cần phải được đào tạo trang bị các kỹ năng để thực thi các luật định và các nhà quản lý, các cơ quan giám sát phải được tiếp cận với các thơng tin một cách đầy đủ, chính xác kịp thời, để đảm bảo việc tái cấu trúc hiệu quả, minh bạch và điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập và mua lại nhằm tái cơ cấu ngân hàng TMCP phương đông (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)