Giải quyết vấn đề sau M&A:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập và mua lại nhằm tái cơ cấu ngân hàng TMCP phương đông (Trang 101 - 105)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG

3.2. Giải pháp đối với các Ngân hàng thương mại:

3.2.7. Giải quyết vấn đề sau M&A:

Thương vụ M&A chỉ thực sự thành công khi những vướng mắc trong giai đoạn sau khi kết thúc quá trình M&A (hậu M&A) được giải quyết tốt.

Hậu M&A không thể tránh khỏi phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp như thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của các ngân hàng bên bán, giải quyết lao động dôi dư, mơi trường văn hóa…

Đối với những thương vụ M&A mua lại một phần thì vấn đề hậu M&A tương đối dễ thở hơn những thương vụ M&A mua lại tồn bộ hay sáp nhập, hợp nhất. Vì vậy, hai bên đối tác cần phải đề ra mục tiêu chung để phát triển ngân hàng sau M&A. Bên cạnh đó, ban quản trị cần phải lưu ý đến sự công bằng giữa các cổ đông, tạo điều kiện cho các cổ đơng đóng góp ý kiến về mục tiêu của ngân hàng và tiếp cận các nguồn thông tin. Sự minh bạch thơng tin rất quan trọng, nhất là về tầm nhìn chiến lược, các chính sách và tình hình tài chính, cơ cấu quản lý, quản trị rủi ro, tinh thần trách nhiệm… nhằm tránh phát sinh những xung đột về lợi ích giữa các bên mà lẽ ra chúng phải hòa lại làm một.

Thực tế cũng cho thấy, hoạt động M&A có thể khơng đạt được hiệu quả do có nhiều chi phí phát sinh trong giai đoạn hậu M&A. Vì vậy, các nhà quản lý cần phải thường xuyên theo dõi để tiết kiệm chi phí thơng qua việc hợp nhất các hoạt động kinh doanh, quảng cáo, con người và bộ máy làm việc.

Chính sách nhân sự:

Con người và bất đồng văn hóa sau M&A cũng là vấn đề gây đau đầu khơng ít nhà quản trị. Các nhà quản lý nên quan tâm đến lợi ích cả về vật chất và tinh thần của người lao động vì thơng thường nhân sự của bên bán thường có suy nghĩ khơng tích cực đối với M&A, có thể họ sẽ có cảm giác khó chịu khi phải thay đổi chủ mới. Đây là một vấn đề mà những người quản trị cần lưu ý và ứng xử một cách thích hợp trong từng trường hợp cụ thể.

Ngân hàng sau M&A cần xây dựng được một đội ngũ các nhà quản lý giỏi, xác định được người có khả năng vào các vị trí quản lý trong ngân hàng, tránh việc các bên đều muốn tiến cử người của mình vào mà khơng đủ năng lực. Các lãnh đạo của ngân hàng mục tiêu thường có tâm lý bị thua thiệt và ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của họ. Ban lãnh đạo cần khuyến khích động viên, nắm được

tâm tư nguyện vọng của họ và có chế độ đãi ngộ phù hợp như chế độ về lương

thưởng, cơ hội thăng tiến, chính sách đào tạo, mơi trường làm việc để duy trì đội

ngũ nhân sự tốt làm tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.

Văn hóa ngân hàng:

Một nền văn hóa mới sau M&A không thể là một sự kết hợp hai cái cũ mà phải được tạo nên trên cơ sở các nỗ lực của cả hai phía nhằm xây dựng một nền văn hóa chung phù hợp với tình hình mới và đảm bảo việc đồn kết nội bộ. Cần phải tăng cường sự giao tiếp giữa các nhân viên của hai bên để đạt được sự hợp nhất về văn hóa chung. Đội ngũ nhân viên cần được hiểu nhiệm vụ quan trọng của họ trong hoạt động kinh doanh mà không quá quan tâm đến những lợi ích cục bộ của mình.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ nhận định thực trạng hoạt động M&A của ngân hàng thương mại Việt Nam

hiện nay, chương 3 đã đưa ra định hướng tái cấu trúc các NHTM và một số giải

pháp để thúc đẩy hoạt động M&A cũng như tạo lợi thế cho các ngân hàng nhằm tái cấu trúc NHTM. Chúng ta sẽ chỉ có thị trường M&A ngân hàng sôi động khi chúng

ta có mơi trường kinh doanh, môi trường pháp lý phù hợp và thơng thống, các

chính sách hỗ trợ thật tốt cho M&A. Đồng thời, chính bản thân các ngân hàng tham gia hoạt động này cũng phải thực sự có tâm huyết cho sự thành công, cho lợi ích của chính mình.

KẾT LUẬN CHUNG

Luận văn đã cho thấy kinh doanh trong thời kỳ hội nhập các ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức và cạnh tranh khốc liệt, có ngân hàng mạnh

lên nhưng cũng có ngân hàng yếu kém có nguy cơ buộc phải sáp nhập hay bị mua

lại. Đó là quy luật tất yếu trong cơ chế thị trường.

Từ việc nhìn nhận những hạn chế của hoạt động M&A trong thời gian qua,

luận văn đã định hướng trong hoạt động sáp nhập và mua lại của các NHTM Việt

Nam nhằm tái cơ cấu lại các NHTM. Để có một thương vụ thành công các ngân hàng cần có sự chuẩn bị chu đáo chi tiết trong từng bước như tìm hiểu đối tác, tình hình tài chính pháp lý, thương hiệu, ký kết hợp đồng, văn hóa cơng ty... Ngồi ra cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong định hướng hoạt động ngành ngân hàng, hoàn thiện về mặt pháp lý, thành lập ngân hàng đầu tư…

Có thể nói, hiện nay vấn đề sáp nhập và mua lại ngân hàng tại Việt Nam chưa thật sự mạnh mẽ. Tuy nhiên hoạt động này sẽ sôi nổi hơn trong thời gian tới khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính cùng với sự lớn mạnh của các ngân hàng nước ngoài và áp lực tái cơ cấu theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Các

ngân hàng cần trang bị kiến thức về hoạt động này ở Việt Nam để tránh bị động

trong thời gian tới, M&A cần được hiểu một cách rất tích cực là nhằm tập hợp và thống nhất sức mạnh để phát triển trong cạnh tranh, cần tránh suy nghĩ tiêu cực như phá sản, bị nuốt chửng, khả năng yếu kém.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Chính phủ (2012), đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn

2011-2015, Hà Nội.

2. Cục quản lý cạnh tranh (2012), Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam 2012, tháng

09/2009.

3. Cơng ty chứng khốn Vietcombank (2012), Báo cáo đánh giá một số tổ chức

tín dụng, tháng 5/2012.

4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2012), Hệ thống các tổ chức tín dụng,

http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn.

5. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư 04/2010/TT-NHNN quy định

việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng, Hà nội.

6. Ngơ Đức Huyền Ngân (2009), Sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại

Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

7. Quốc hội (2004), Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004.

8. Một số báo cáo tài chính của các Ngân hàng.

Tiếng Anh

9. Ingo Walter (2004), Mergers and Acquisitions in Banking and Finance, Oxford

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập và mua lại nhằm tái cơ cấu ngân hàng TMCP phương đông (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)