Qui định đặc thù cho hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập và mua lại nhằm tái cơ cấu ngân hàng TMCP phương đông (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG

2.2. Thực tế hoạt động mua lại và sáp nhập trong Ngành Ngân hàng Việt Nam:

2.2.1.2. Qui định đặc thù cho hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng:

Đối với hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược

Đối với nhà đầu tư chiến lược trong nước, Nhà nước cũng đã ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động góp vốn, mua cổ phần cho nhà đầu tư trong nước đầu tư vào thị trường Việt Nam nói chung, thị trường ngân hàng nói riêng như Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước ban hành Quy chế cấp giấy phép thành lập ngân hàng.

Để phù hợp với những yêu cầu mới của ngành ngân hàng và địi hỏi của hội

nhập, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của NHTM, trong đó có các quy định mới về vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần. Để chi tiết hoá các quy định này, ngày 26/02/2010, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 06/2010/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này,

theo đó tại Chương III đã quy định chi tiết về mua bán, chuyển nhượng cổ phần,

mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn.

Ngồi các quy định trên, việc góp vốn, mua cổ phần cịn được điều chỉnh bởi Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn cụ thể như sau:

- Mức vốn góp, mua cổ phần của NHTM trong một doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, tổ chức tín dụng khác (doanh nghiệp góp vốn, mua cổ phần) không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp góp vốn, mua cổ phần

- Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp góp vốn, mua cổ phần

không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp góp vốn, mua cổ phần

- Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của NHTM: (i) tại tất cả các công ty trực

thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng và (ii) trong

tất cả các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dự án đầu tư, NHTM khác và góp vốn, mua cổ

phần của công ty trực thuộc không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ

của ngân hàng, trong đó tổng mức góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng vào các

công ty trực thuộc không được vượt quá 25%.

Đối với hoạt động M&A giữa các TCTD Việt Nam

Tại Việt Nam, vấn đề M&A không phải là mới, 10 năm về trước, NHNN đã có hẳn một Quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần ban hành kèm theo Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN5 ngày 15/07/1998 của Thống đốc NHNN làm tiền đề pháp lý quan trọng cho những cuộc M&A ngân hàng diễn ra vào các năm 1997, 1998, 1999, 2001, 2003 với việc nhiều NH TMCP nông thôn với quy

mô vốn nhỏ đã được M&A như NH TMCP Phương Nam đã M&A hàng loạt các

NHTM khác như NH TMCP nông thôn Đồng Tháp, Châu Phú, Đại Nam, Cái Sắn;

NH TMCP Đông Á M&A với NH TMCP tứ giác Long Xuyên; NH TMCP Sài gịn

thương tín M&A Ngân hàng Thạnh Thắng; NH TMCP Phương Đông M&A với

Ngân hàng nông thôn Tây Đô... Từ năm 2005 trở lại đây, hoạt động M&A các ngân hàng trong nước đã ít đi, tuy nhiên với tư cách là một hình thức M&A, hoạt động đầu tư góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư trong và ngoài nước để trở thành cổ đông chiến lược đã diễn ra mạnh mẽ, nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO với hàng loạt các cam kết về mở rộng thị trường tài chính, ngân hàng.

Vừa qua, NHNN Việt Nam cũng đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT-NHNN hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại các tổ chức tín dụng để thay thế cho Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN5 ngày 15/07/1998. Thông tư số 04 đã:

- Kế thừa và loại bỏ những hạn chế của Quy chế về sáp nhập, hợp nhất, mua

lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam được ban hành theo Quyết định số

241/1998/QĐ-NHNN5 ngày 15/07/1998 của Ngân hàng Nhà nước, theo đó phạm vi các đối tượng được/thuộc diện sáp nhập, hợp nhất được mở rộng.

- Kế thừa tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2005 về hợp nhất, sáp nhập, Luật

Cạnh tranh 2004 về tập trung kinh tế, đồng thời đảm bảo tuân thủ các cam kết của Việt Nam đối với WTO trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, cụ thể: Về hình thức M&A: Thơng tư số 04 quy định các Ngân hàng thương mại chỉ được tiến hành M&A theo một số hình thức nhất định như:

 Ngân hàng được M&A với các tổ chức tín dụng khác

 Một ngân hàng được M&A với một ngân hàng, công ty tài chính, tổ chức

tín dụng hợp tác để thành một ngân hàng

 Một ngân hàng được mua lại một nơng ty tài chính, một nơng ty cho thuê

tài chính.

Về điều kiện để tiến hành M&A: Thông tư số 04 quy định việc M&A không được thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh. Các tổ chức tín dụng tham gia các hoạt động này phải phối hợp xây dựng một đề án thực hiện hợp nhất, sáp nhập, hoặc mua lại không trái với nội dung của hợp đồng đã ký. Ngồi ra, tổ chức tín dụng còn lại sau khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập, hoặc mua lại phải đảm bảo đáp ứng điều kiện về vốn pháp định theo quy định của pháp luật.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia M&A với các ngân hàng Việt

Theo Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về việc nhà

đầu tư nước ngồi mua cổ phần của NHTM Việt Nam: Các nhà đầu tư nước ngồi

có thể mua cổ phần của các ngân hàng Việt Nam (ngân hàng thương mại nhà nước được cổ phần hóa và ngân hàng thương mại cổ phần) với một số qui định sau:

- Tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài:

+ Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi (bao gồm cả cổ đơng nước ngồi hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngồi đó không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

+ Mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngồi khơng phải là TCTD nước ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngồi đó khơng vượt quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

+ Mức sở hữu cổ phần của một TCTD nước ngồi và người có liên quan của TCTD nước ngồi đó khơng vượt q 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

+ Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi đó khơng vượt q 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng chính phủ căn cứ đề nghị của NHNN Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi đó vượt q 15%, nhưng khơng được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

- Điều kiện để ngân hàng Việt Nam bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài: + Vốn điều lệ tối thiểu đạt 1.000 tỷ đồng;

+ Có tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng các điều kiện liên quan của NHNN Việt Nam;

+ Có bộ máy quản trị, điều hành, hệ thống kiểm tra, kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ hoạt động có hiệu quả;

+ Khơng bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt do vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng trong thời gian 24 tháng đến thời điểm NHNN Việt Nam xem xét.

- Điều kiện của TCTD nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam:

+ Có tổng tài sản Có tối thiểu tương đương 20 tỷ đô la Mỹ vào năm trước năm đăng ký mua cổ phần.

+ Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

+ Được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực

hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều

kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi.

- Điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài khi mua cổ phần của các ngân hàng Việt Nam trên thị trường chứng khoán: Khi ngân hàng Việt Nam niêm yết chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và phải tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định như trên.

- Điều kiện tham gia quản trị tại ngân hàng Việt Nam:

+ Một TCTD nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại một ngân hàng Việt Nam.

+ Một TCTD nước ngoài chỉ được tham gia Hội đồng quản trị tại không quá hai ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập và mua lại nhằm tái cơ cấu ngân hàng TMCP phương đông (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)