Những kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập và mua lại nhằm tái cơ cấu ngân hàng TMCP phương đông (Trang 75)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG

2.3. Phân tích, đánh giá hoạt động M&A trong ngành ngân hàng Việt Nam hiện

2.3.2. Những kết quả đạt được:

Góp phần củng cố thị trường tài chính Việt Nam: Theo đề án tái cấu trúc lại ngành ngân hàng của Chính phủ, các ngân hàng nhỏ, yếu kém đã và sẽ được sáp nhập, hợp nhất, mua lại để góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính, xử lý được một lượng lớn nợ xấu, tăng cường kỷ luật trong hoạt động ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng.

Các ngân hàng sau M&A tận dụng được lợi thế kinh doanh nhờ quy mô, rút ngắn thời gian tham gia thị, tận dụng được hệ thống khách hàng, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, cơ sở vật chất, trình độ cơng nghệ của nhau để phát triển kinh doanh, giảm bớt đáng kể các chi phí, tăng hiệu quả hoạt động.

Đối với các ngân hàng bị mua lại hoặc bị sáp nhập sẽ bảo vệ được quyền lợi của các cổ đơng nói riêng và nhà đầu tư nói chung, khơng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.

Việc bán cổ phần cho các Ngân hàng nước ngoài trong những năm gần đây

giúp các ngân hàng trong nước nâng cao năng lực tài chính, tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu được cải thiện, tạo thương hiệu và uy tín trong giao dịch. Các ngân hàng trong nước khai thác được các thế mạnh về cơng nghệ, trình độ quản lý, quản trị tài chính, quản trị rủi ro, những kinh nghiệm và kỹ năng quốc tế - vốn là điểm yếu và rất cần thiết với các ngân hàng trong nước trong quá trình hội nhập.

Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng ngày càng đa dạng hơn, phù hợp với

nhu cầu và xu hướng phát triển chung của đất nước và trên thế giới. Chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập và mua lại nhằm tái cơ cấu ngân hàng TMCP phương đông (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)