Hoạt động M&A giữa các Ngân hàng thương mại Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập và mua lại nhằm tái cơ cấu ngân hàng TMCP phương đông (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG

2.2. Thực tế hoạt động mua lại và sáp nhập trong Ngành Ngân hàng Việt Nam:

2.2.2.2. Hoạt động M&A giữa các Ngân hàng thương mại Việt Nam:

Bên cạnh việc các định chế tài chính nước ngồi mua lại cổ phần của các Ngân hàng trong nước thì các ngân hàng nội cũng muốn tăng tiềm lực tài chính bằng cách bán cổ phần cho các cơng ty, tổ chức tài chính, ngân hàng lớn, có uy tín và thương hiệu vững mạnh. Các NH TMCP thực hiện chiến lược M&A để thực hiện mục tiêu

gia tăng thị phần và nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh bị các ngân hàng nước

Thương vụ đáng chú ý nhất năm 2009 đó là NH TMCP Đại Dương (Oceanbank) đã chọn Petrovietnam (PVN) làm cổ đông chiến lược với tỷ lệ cổ phần PVN nắm giữ tại Oceanbank là 20%. Vốn điều lệ của ngân hàng này đạt 2.000 tỷ đồng sau khi có sự tham gia góp vốn của PVN. Ngồi ra cịn có, NH TMCP Hàng

Hải (Maritime Bank) và các thành viên là cổ đông lớn của ngân hàng đã mua lại

45% cổ phần của NH TMCP Mỹ Xuyên (MXBank). Trong đó, riêng Maritime Bank nắm 4,99% cổ phần của MXBank. Đầu quý III năm 2009, thương vụ mua - bán lớn giữa NH TMCP (DaiA Bank) và Tập đồn Tín Nghĩa tại tỉnh Đồng Nai cũng gây chú ý khi Tập đồn Tín Nghĩa trở thành cổ đông lớn nhất, nắm giữ 49% vốn của DaiA Bank, thay vì tỷ lệ 11% trước đó.

Tháng 2/2011, với sự sáp nhập giữa NH TMCP Liên Việt và Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu Điện tạo ra ngân hàng Bưu điện Liên Việt (Lien Viet Post Bank) là sự kết hợp giữa lợi thế mạng lưới chi nhánh rộng khắp của bưu điện và năng lực quản trị ngân hàng của Liên Việt. Hiện nay vốn điều lệ của Liên Việt Post Bank là 6.460 tỷ đồng, là một trong mười ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam.

Từ tháng 7/2011, thị trường liên tục đưa ra những đồn đoán xung quanh việc Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín (Sacombank) bị một nhóm nhà đầu tư nội

thâu tóm. Một cuộc rượt đuổi bền bỉ tranh giành quyền kiểm sốt đã diễn ra giữa 2

bên: thâu tóm và phịng thủ. Tính đến đại hội cổ đơng Sacombank năm 2011, những

cổ đông lớn của Sacombank nắm giữ cổ phần với tỷ lệ: REE là 3,66%, Dragon

Capital có 6,66%, ANZ khoảng 9,78% và Ban điều hành của ngân hàng này nắm 9%.

Với tình hình kinh doanh khơng hiệu quả cộng với sự đi xuống chung của cổ

phiếu ngân hàng, cổ đông lớn của Sacombank bắt đầu thoái vốn. Tháng 8/2011,

Dragon Capital chính thức bán tồn bộ 6,66% vốn tại Sacombank sau 10 năm nắm giữ cho người có liên quan với Sacombank và đối tác do Sacombank giới thiệu sau

khi hai bên đạt được những thỏa thuận nhất định. Tháng 1/2012, hai cổ đơng lớn

đó, NH TMCP Xuất Nhập khẩu (Eximbank) trở thành cổ đông lớn với lượng nắm giữ là 9,73%, trong đó phần lớn là được chuyển nhượng từ ANZ. Đầu tháng 3/2012

– Temasaek Holding đã bán 21,9 triệu cổ phiếu ứng với 2,04% cổ phần của

Sacombank theo phương thức thỏa thuận.

Ngày 25/6/2012, Sacombank tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2012. Trong

10 thành viên mới của Sacombank có 4 người đến từ NH TMCP Phương Nam

(SouthernBank), 2 người từ Eximbank và 1 thành viên độc lập. Toàn bộ quyền lực tại Sacombank đã được chuyển giao cho nhóm cổ đơng mới.

Cuối năm 2011 đã chứng kiến sự hợp nhất của ba ngân hàng TMCP: Sài Gòn, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa thành Ngân hàng TMCP Sài Gịn (SCB)và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2012. Việc hợp nhất này đã đẩy vốn điều lệ của SCB lên 10.584 tỷ đồng và vươn lên nằm trong nhóm 5 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam.

Đầu năm 2012, Tập đồn vàng bạc đá q DOJI chính thức mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực tài chính ngân hàng và đã mua lại 20% cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của NH TMCP Tiên Phong.

Việc thâu tóm NH TMCP Nhà Hà Nội (HBB) của NH TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) tháng 4/2012 vừa qua là mục tiêu của SHB nhằm tăng quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản. Hoạt động M&A của SHB không chỉ giúp ngân hàng này mở rộng mạng lưới khách hàng và mạng lưới giao dịch có sẵn của HBB mà cịn giúp SHB sau sáp nhập vươn lên trên nhiều ngân hàng khác với lợi thế về vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, năng lực tài chính đồng thời tạo ra được quyền lực cạnh tranh cao hơn.

Ngồi những thương vụ đình đám nói trên thì có một thương vụ khá thú vị liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là vào tháng 7/2009, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam (BIDV) thành lập công ty cổ phần Đầu tư và phát triển (IDCC) 100% vốn Việt Nam với vốn điều lệ 100 triệu USD, do BIDV và Công ty Phương Nam góp vốn. IDCC đã ký hợp đồng chuyển nhượng, chính thức mua lại Ngân hàng Đầu tư Thịnh vượng (một ngân hàng tư nhân của

Campuchia), cơ cấu và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC).

Bên cạnh đó đang tồn tại hình thức sở hữu chéo giữa các NHTM ở Việt nam:

Bảng 2.8: Tỷ lệ sở hữu cổ phần chéo của các NHTM Việt Nam (năm 2012)

Ngân hàng mua Ngân hàng mục tiêu Tỷ lệ sở hữu (%)

Ngân hàng ngoại thương Sài gòn 5,26

Phương Đông 4,6

Quân đội 9,8

Xuất nhập khẩu 8,2

Hàng Hải Quân đội 9,4

Phát triển Mêkong 10,2

Á Châu Xuất nhập khẩu 1

Đại Á 10,8

Kiên Long 6,1

Kỹ Thương Việt Nam Thịnh Vượng 1,5

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phát triển TPHCM 14,2

Sở hữu chéo ln có tác động 2 chiều đối với nền kinh tế và đối với bản thân các ngân hàng. Một mặt, trong trường hợp tốt nhất, sở hữu chéo góp phần hỗ trợ cải thiện vốn, công nghệ, kinh nghiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa các bên tham gia, góp phần nâng cao năng lực quản trị, tài chính, cơng nghệ, cải thiện sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, nhất là đối với các ngân hàng nhỏ. Hơn nữa, sở hữu chéo cho phép ngân hàng khai thác được các cơ hội và tiềm năng kinh doanh có lợi trên thị trường, đa dạng hóa hoạt động và phân tán rủi ro kinh doanh. Mặt khác trong nhiều trường hợp, sở hữu chéo gây hệ lụy khôn lường cả vi mô và vĩ mơ, nhất là khi nó bị lạm dụng để phục vụ lợi ích nhóm hay để che dấu tình trạng xấu về tài chính của

các ngân hàng. Sở hữu chéo gây tình trạng mù mờ về sở hữu thực, thực trạng lỗ lãi dẫn đến làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý của ngân hàng. Đặc biệt nguy hại nếu sở hữu chéo bị lạm dụng và biến tướng thành sự lũng đoạn để thiết kế bộ máy lãnh đạo ngân hàng tham gia sở hữu chéo chỉ bao gồm những người trong cuộc và họ có quyền, có cách chi phối, vơ hiệu hóa các cơ chế kiểm soát nội bộ và kiểm tốn bên ngồi, khiến hoạt động tài chính nội bộ bị méo mó nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ phá sản ngân hàng đồng thời đe dọa đổ vỡ cho hệ thống. Khi bị lạm dụng có chủ đích với quy mơ lớn và thường xuyên, sở hữu chéo tạo ra tình trạng tăng vốn ảo trong các ngân hàng, vơ hiệu hóa các giới hạn và nguyên tắc an tồn tín dụng theo quy định hiện hành, nguồn vốn và dịng tiền các ngân hàng khơng được đánh giá đúng và giám sát chặc chẽ, sự thâu tóm bất hợp pháp thậm chí biên ngân hàng thành cơng ty gia đình hay chỉ của một vài cá nhân.

Các mối quan hệ sở hữu chéo càng phức tạp bao nhiêu thì hiểm họa rủi ro hệ thống càng tăng lên bấy nhiêu, đặc biệt khi chúng bị cộng hưởng bởi các khoản đầu tư chéo đều thua lỗ và thị trường trầm lắng ngồi dự đốn ban đầu. Sở hữu chéo khiến bức tranh tổng thể về ngành ngân hàng, nhất là về chủ sở hữu đích thực và về nợ xấu có thể khiến Đề án Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Chính phủ bị mất phương hướng và các hoạt động quản lý nhà nước về tài chính - tiền tệ bị rối loạn với các hệ lụy khó lường. Sở hữu chéo có nguyên nhân khách quan và cả chủ quan,

do yêu cầu có thực của đời sống kinh tế - xã hội và còn do cả những kẽ hở của

luật định. Quá trình tái cấu trúc hệ thống NH cần phát huy được mặt tích cực và chủ động giảm thiểu các vấn đề hệ lụy từ sở hữu chéo nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập và mua lại nhằm tái cơ cấu ngân hàng TMCP phương đông (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)