CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG
1.2. Tổng quan về tái cơ cấu ngân hàng
1.2.5. Những khó khăn và rủi ro khi thực hiện tái cơ cấu
Bên cạnh những tác động tích cực từ việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, còn tồn tại những khó khăn và rủi ro mà các quốc gia phải quan tâm xem xét khi tiến hành thực hiện quá trình này trước, trong và sau khi tái cơ cấu.
Thứ nhất, khó khăn do những mâu thuẫn về lợi ích phát sinh trong quá trinh tái cơ cấu. Đó là những mâu thuẫn có liên quan đến lợi ích của người gửi tiền, lợi ích của người vay, của các nhóm cổ đơng khác nhau, của các nhóm ngân hàng khác nhau, sự phân chia lợi ích giữa nhà nước với thị trường và giữa các nhóm lợi ích.
Thứ hai, khó khăn do những chi phí phát sinh trong q trình tái cơ cấu và
khả năng chịu đựng của nền kinh tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chi phí do q trình tái cơ cấu có thể lên đến từ 20% đến hơn 50% GDP nếu việc tái cơ cấu diễn ra sau khủng hoảng, nếu việc tái cơ cấu chậm trễ hoặc tái cơ cấu không hiệu quả, gây
kéo dài sẽ càng làm cho chi phí tái cơ cấu càng cao hơn. Tái cơ cấu là một q trình tốn kém đối với khơng chỉ các TCTD mà còn gây ra tổn thất lớn trong ngân sách chính phủ và nguồn lực xã hội. Ngồi chi phí trực tiếp thì chi phí cơ hội của việc tái cấu trúc cũng rất lớn.
Thứ ba, khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề sau khi tái cơ cấu như về vấn đề nhân sự, vấn đề về quản trị…
Thứ tư, rủi ro kéo dài, không dứt điểm do thiếu cơ sở luật pháp, khoa học (cơ sở dữ liệu…) và năng lực thể chế cho việc tái cơ cấu hệ thống (ví dụ, cơ chế xử lý tài sản).
Thứ năm, rủi ro lệ thuộc vào ngân hàng nước ngoài, do tỷ lệ các ngân hàng ở trong tình trạng thiếu thanh khoản và có tài sản xấu chiếm tỷ trọng lớn; số lượng Ngân hàng hoạt động hiệu quả để có khả năng mua lại, thâu tóm ít hơn nhiều so với số lượng các ngân hàng yếu kém. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề an ninh tài chính– tiền tệ quốc gia.
Thứ sáu, rủi ro mất niềm tin đối với hệ thống ngân hàng, do những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có thể có cơ chế bảo lãnh ngầm đối với người gửi tiền. Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân khơng được đảm bảo có thể khiến luồng tiền ồ ạt rút khỏi những ngân hàng này, hoặc việc Chính phủ đóng cửa một số ngân hàng có thể tạo ra nghi ngờ về sự lành mạnh của những ngân hàng khác trong hệ thống.