CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG
2.1. Tổng quan về hoạt động của các Ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay:
2.1.2. Huy động vốn:
Các ngân hàng TMCP hiện nay đang đối mặt với những khó khăn trong việc huy động và cho vay. Trên 90% tỷ trọng vốn của ngân hàng hiện nay là vốn ngắn hạn gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc quản trị nguồn vốn, khó đảm bảo cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình qn có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất.
Những tháng đầu năm lạm phát tăng cao, các ngân hàng gặp khó khăn, nguồn vốn huy động có xu hướng giảm. Tuy nhiên, sau khi có chỉ thị 02 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, với việc xử lý nghiêm các ngân hàng vi phạm trần lãi suất huy động vốn, hầu hết các ngân hàng đã nghiêm túc thực hiện trần lãi suất. Hiện tượng chạy đua lãi suất giảm đáng kể.
Qua tình hình thực tế cho thấy một số ngân hàng có lợi thế về quy mơ, mạng lưới, thương hiệu thì nguồn vốn huy động tăng mạnh. Các ngân hàng quy mơ nhỏ
gặp khó khăn trong việc huy động. Một số khác quản trị thanh khoản yếu, vốn huy động phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, do Ngân hàng nhà nước có biện pháp xử lý kịp thời thông qua tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở và các biện pháp khác nên về cơ bản thanh khoản toàn hệ thống hiện vẫn đảm bảo.
Nguồn: Báo cáo ngành của cơng ty chứng khốn Phương Nam
Hình 2.1: Tăng trưởng huy động của tồn ngành
2.1.3. Tín dụng:
Mặc dù các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay theo xu hướng giảm của lãi suất huy động, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Hơn nữa, sự mất cân đối kỳ hạn vốn của ngân hàng hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Một số lĩnh vực ưu tiên cho vay như nơng nghiệp, nơng thơn gặp nhiều khó khăn do khách hàng vay không đủ điều kiện để ngân hàng xem xét cho vay (khơng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khơng có hoặc khơng đủ tài sản đảm bảo, tình hình tài chính khơng minh bạch…)
Tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 tăng khoảng 8,9% so với năm cuối năm 2011. Mức tăng trưởng cao chủ yếu rơi vào các ngân hàng có nhiều khoản vay liên quan đến dự án của Chính phủ, các gói hỗ trợ và hoạt động đặc thù như BIDV và MB. Các ngân hàng còn lại vẫn cho vay cầm chừng hoặc chỉ tập trung thu hồi nợ xấu.
Nguồn: Báo cáo ngành của cơng ty chứng khốn Phương Nam
Hình 2.2: Tăng trưởng tín dụng của tồn ngành
2.1.4. Nợ xấu:
Theo kết quả giám sát của thanh tra ngân hàng nhà nước thì đến Quý 2 năm 2012 nợ xấu của toàn ngành chiếm 8,8% tổng dư nợ. Năm 2012, các ngân hàng tập trung chủ yếu vào vấn đề xử lý nợ xấu.
Trong những năm qua, nhiều ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh trong khi khả năng về quản trị rủi ro, giám sát vốn vay còn bất cập. Bên cạnh đó năng lực thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước còn hạn chế, chưa phát huy hết hiệu lực, hiệu quả trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng.
Hình 2.3: tỷ lệ nợ xấu tồn ngành
2.1.5. Thanh khoản:
Thanh khoản của các ngân hàng trong những tháng đầu năm 2012 được cải thiện rõ rệt khi tín dụng tăng trưởng rất thấp. Ngân hàng nhà nước đã bơm vốn qua thị trường mở một cách linh hoạt, đồng thời tái cấp vốn trong trường hợp cần thiết nên thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện đang khá tốt. Tuy nhiên đang tồn tại một thực tế là thanh khoản của ngân hàng tốt nhưng các doanh nghiệp đang khác vốn, thể hiện qua sự đóng băng của tín dụng.
2.1.6. Lợi nhuận:
Thu nhập của ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động cho vay nhưng năm qua với điều kiện kinh tế khó khăn nên nguồn thu từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng bị ảnh hưởng, dẫn đến hiệu quả hoạt động của hầu hết ngân hàng bị giảm sút đáng kể. Biên độ lợi nhuận thu hẹp, ROE/ROA có xu hướng giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2012, dư nợ của các ngân hàng tăng khơng đáng kể nếu khơng nói là dậm chân tại chỗ nhưng nợ xấu thì tăng nhanh chóng, đẩy chi phí trích lập dự phịng tăng cao và đây là nguyên nhân khiến lợi nhuận thuần của ngân hàng sụt giảm.
Bảng 2.5: ROA, ROE, lợi nhuận của một số ngân hàng năm 2011
STT Ngân hàng ROA ROE
Lợi nhuận (tỷ đồng) 1 Á Châu 1,3% 27,5% 4.203 2 Công Thương 1,5% 26,7% 8.392 3 Phát triển nhà TPHCM 1,1% 14,4% 566 4 Xăng dầu 2,6% 18,7% 594 5 Sài Gòn – Hà Nội 1,2% 15% 1.001 6 An Bình 0,9% 6,9% 307 7 Quốc tế (VIB) 0,7% 8,7% 849 8 Hàng Hải 0,7% 10,1% 1.037 9 Quân đội 1,7% 23% 2.625 10 Kỹ thương 1,9% 28,1% 4.203
Nguồn: Báo cáo đánh giá một số TCTD của Cơng ty chứng khốn Vietcombank
2.1.7. Mạng lưới hoạt động:
Để mở rộng thị phần, tạo lợi thế cạnh tranh, trong thời gian qua các NH
TMCP đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động. Các ngân hàng có vốn điều lệ lớn luôn đi đầu trong việc mở rộng mạng lưới.
Bảng 2.6: Số lượng Chi nhánh/Phòng giao dịch của một số ngân hàng năm 2011:
STT Ngân hàng CN/PGD
1 Á Châu 325
2 Công Thương 1.100
3 Phát triển nhà TPHCM 119
4 Đầu tư phát triển 629
5 Sài gòn Hà nội 128 6 Ngoại Thương 382 7 Quốc tế (VIB) 158 8 Hàng Hải 230 9 Quân đội 168 10 Kỹ thương 318
Nguồn: Báo cáo đánh giá một số TCTD của Cơng ty chứng khốn Vietcombank
Việc mở rộng mạng lưới đã tạo điều kiện cho các ngân hàng có điều kiện cụng ứng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến khách hàng các nhân, doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, tốc độ phát triển và sự xuất hiện với mật độ cao trên một số địa bàn đã làm sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, vấn đề nhân sự và quản trị là mối quan tâm mà các ngân hàng này phải tính đến.