Nâng cao vai trò của NHNN Việt Nam trong định hướng và lộ trình thúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập và mua lại nhằm tái cơ cấu ngân hàng TMCP phương đông (Trang 92 - 94)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG

3.1. Giải pháp vĩ mơ góp phần thúc đẩy hoạt động mua lại và sáp nhập ngành ngân

3.1.2.3. Nâng cao vai trò của NHNN Việt Nam trong định hướng và lộ trình thúc

thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng:

Mục tiêu hướng đến của ngành Ngân hàng Việt Nam là hệ thống NHTM Việt Nam nâng cao năng lực quản trị điều hành, nâng cao năng lực tài chính để đủ sức cạnh tranh bình đẳng với ngân hàng nước ngồi, đảm bảo an toàn hệ thống và hạn

chế rủi ro có tính dây chuyền. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện mục tiêu nói trên và giảm thiểu nguy cơ bị xâm nhập “thâu tóm” khi mà các giới hạn đối với nhà đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam dần được nới lỏng đi đến xóa bỏ giới hạn thì vai trị của NHNN Việt Nam trong định hướng và lộ trình thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng là vô cùng quan trọng trong dàn xếp, trung gian các hoạt động M&A giữa các tổ chức tín dụng Việt Nam, trước khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể như:

+ NHNN cần có các cơ chế chính sách để thúc đẩy hoạt động M&A nhằm

nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng. NHNN tạo điều kiện cho các TCTD sáp nhập, hợp nhất và mua lại thơng qua tìm kiếm, giới thiệu đối tác, cung cấp thơng tin cho các TCTD có nhu cầu tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật, pháp lý và thủ tục... Có như vậy mới tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự liên kết các ngân hàng Việt Nam nhỏ, lớn lại với nhau.

+ NHNN thực hiện tái cấp vốn cho các TCTD yếu kém để đảm bảo khả năng thanh khoản trên cơ sở hồ sơ tín dụng có chất lượng tốt và giám sát một các chặt chẽ, toàn diện các TCTD này. Sau khi áp dụng các biện pháp đảm bảo khả năng chi trả, các TCTD yếu kém được sáp nhập, hợp nhất, mua lại trên cơ sở tự nguyện. Nếu không thể thực hiện một cách tự nguyện, NHNN sẽ áp dụng các biện pháp bắt buộc, yêu cầu các TCTD yếu kém phải chuyển nhượng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần, NHNN sẽ mua lại vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần của các TCTD này để chấn chỉnh, củng cố, lành mạnh hóa các TCTD trước khi sáp nhập, hợp nhất với các TCTD khác hoặc bán lại cho các nhà đầu tư có điều kiện.

+ NHNN cần sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập mới các ngân hàng theo hướng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, nhằm đảm bảo cho các ngân hàng ra đời sau này có được quy mô vốn lớn hơn, năng lực tài chính cao hơn và an tồn hơn, tránh được tình trạng đua nhau thành lập ngân hàng như đã diễn ra trong thời gian qua. Đồng thời nhằm định hướng các luồng vốn đầu tư trong nền kinh tế khi

đầu tư vào các ngân hàng hiện có để củng cố sức mạnh cho các ngân hàng này, nâng cao tiềm lực tài chính giúp các ngân hàng lớn có thể mua lại các ngân hàng nhỏ hơn để nâng cao sức cạnh tranh.

+ NHNN cần đặt ra các quy định khắt khe hơn cho việc sáp nhập bắt buộc. Theo quy định hiện nay, chỉ những ngân hàng bị đặt vào diện kiểm sốt đặc biệt, có

nguy cơ đổ vỡ và ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng hoặc có vốn

điều lệ thấp hơn quy định mới bị bắt buộc sáp nhập. Để nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng, NHNN nên kiến nghị Chính phủ ban hành những quy định khắt khe hơn về các tỷ lệ an toàn vốn, về tỷ suất lợi nhuận, về xếp hạng ngân hàng... Nếu ngân hàng nào có thực trạng hoạt động thấp hơn những tiêu chuẩn được đưa ra thì bắt buộc phải sáp nhập. NHNN cần mạnh tay hơn nữa trong việc đề ra các quy định cho sáp nhập bắt buộc.

+ NHNN cần theo dõi, giám sát các chiến lược, kế hoạch bán cổ phần của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các NHTM nhỏ. Hiện nay, để đạt được yêu cầu vốn tối thiểu theo quy định đối với các NHTM nhỏ là vơ cùng khó khăn khi mà nhà đầu tư trong nước không thiết tha mua cổ phiếu của những ngân hàng này vì giải trình phương án sử dụng vốn không khả thi, lợi tức cổ đông thấp, phương án chia thưởng nghiêng về lợi ích của Hội đồng quản trị. Các ngân hàng này đã tìm đến các nhà đầu tư nước ngồi để có thể bán cổ phần cho họ với giá thấp xấp xỉ bằng mệnh giá. Vấn đề này cần được NHNN xem xét, giám sát để hạn chế sự xâm nhập, kiểm soát vào

ngành Ngân hàng với giá rẻ thay vì đề nghị thành lập mới một ngân hàng nước

ngoài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sáp nhập và mua lại nhằm tái cơ cấu ngân hàng TMCP phương đông (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)