CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG
2.4. Định hướng tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam:
Theo thống kê của NHNN, mặc dù số lượng NHTM cổ phần lớn gấp hơn 6 lần NHTM nhà nước, nhưng tổng vốn tự có lại chỉ khoảng 50.000 tỷ đồng, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động cũng thấp. Điều này cho thấy, sự tăng trưởng về số lượng các NHTM cổ phần không đồng hành với tăng chất lượng và quy mơ. Do đó, hệ thống ngân hàng cần được tái cấu trúc lại theo hướng giảm và loại bỏ các ngân hàng yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Chính vì thế, Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” được Chính phủ phê duyệt ngày 01/03/2012 nhấn mạnh, việc mua bán sáp nhập, hợp nhất
ngân hàng là một trong những nội dung được Chính phủ khuyến khích thực hiện.
Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” với mục tiêu cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.
2.4.1. Đối với các NHTM nhà nước:
Đề án nêu rõ nâng cao vai trị, vị trí chi phối của các NHTM nhà nước, đảm bảo các NHTM nhà nước thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các tổ chức tín dụng, có quy mơ lớn, hoạt động an tồn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015 hình
thành được 1-2 NHTM nhà nước đạt trình độ khu vực về quy mô, quản trị, công
nghệ và khả năng cạnh tranh cao.
2.4.2. Đối với các NH TMCP, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính:
Chấn chỉnh, sắp xếp lại các NH TMCP, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính để đảm bảo hoạt động an tồn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật và cùng
với các NHTM nhà nước giữ cho hệ thống các TCTD ổn định và phát triển vững
chắc. Các TCTD phải cạnh tranh lành mạnh và hoạt động một các công khai, minh bạch, đồng thời đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. Tạo điều kiện cho các TCTD lành mạnh phát triển và kiên quyết xử lý các TCTD yếu kém. Kiểm sốt quy mơ, tốc độ tăng trưởng và phạm vi hoạt động kinh doanh của các TCTD phù hợp với điều kiện tài chính và năng lực quản trị.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động và quản trị, đặc biệt là chất lượng tài sản, cơng nợ, vốn tự có và mức độ an toàn của TCTD, các TCTD sẽ được phân loại thành 3 nhóm: TCTD lành mạnh; TCTD thiếu thanh khoản tạm thời và TCTD yếu kém, để có biện pháp xử lý thích hợp.
TCTD cần có phương án cơ cấu lại phù hợp với mức độ rủi ro, yếu kém và điều kiện cụ thể của TCTD. Nội dung cơ cấu lại các TCTD yếu kém bao gồm:
- Lành mạnh hóa về tài chính - Cơ cấu lại hoạt động
- Cơ cấu lại hệ thống quản trị - Cơ cấu lại pháp nhân và sở hữu.
2.4.3. Đối với các TCTD nước ngoài:
Tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD nước ngoài hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam và cạnh tranh bình đẳng với các TCTD Việt Nam. Khuyến khích các
TCTD nước ngoài hợp tác kinh doanh chặt chẽ với TCTD Việt Nam, đặc biệt trong
việc xử lý những vấn đề khó khăn của các TCTD Việt Nam. Tăng cường hợp tác,
liên kết các TCTD nước ngoài với các TCTD Việt Nam trong phát triển sản phẩm, đổi mới quản trị và hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng.
Cơ cấu lại các TCTD được tiến hành toàn diện trên các mặt về tài chính, hoạt động và quản trị đối với kể cả TCTD lành mạnh và TCTD yếu kém với biện pháp, lộ trình phù hợp với đặc điểm cụ thể của TCTD. Mọi TCTD đều phải xây dựng phương án cơ cấu lại để báo cáo NHNN và chịu sự giám sát thực hiện của NHNN. Sáp nhập, hợp nhất là biện pháp cơ cấu lại pháp nhân, đây là một trong nhiều biện pháp cơ cấu lại và trong nhiều trường hợp chỉ là bước đi đầu tiên trong chuỗi các
hành động cơ cấu lại một TCTD cụ thể. Việc sáp nhập, hợp nhất giữa các TCTD
lành mạnh với nhau; TCTD lành mạnh với TCTD yếu kém; giữa các TCTD yếu kém với nhau không phải là phép cộng số học. Do đó, sau khi sáp nhập, hợp nhất, TCTD phải thực hiện các biện pháp cụ thể cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị theo phương án đã đề ra để bảo đảm đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc xử lý các TCTD yếu kém về cơ bản theo trình tự: trước hết bảo đảm khả năng chi trả của TCTD, áp dụng các biện pháp kiểm sốt, giám sát thích hợp, thực hiện sáp nhập, hợp nhất tự nguyện hoặc bắt buộc (khi cần thiết) và cơ cấu lại tài chính, quản trị, hoạt động.