Thực trạng hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của spin off trong các trường đại học của việt nam (Trang 57 - 63)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SPIN-OFF TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

2.4. Trường hợp Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

2.4.2.2. Thực trạng hoạt động

Công ty hoạt động dựa trên các CN hiện đang nắm giữ như: CN sản xuất vật liệu xốp Aluminum, công nghệ sản xuất màng lọc Diamond, công nghệ sản xuất phân bón vi sinh...và một số CN khác do nhóm nghiên cứu và cá nhân nắm giữ ở các khoa và trung tâm trong trường. Khi có đơn đặt hàng thì chủ yếu là chuyển giao các CN này thơng qua hình thức ủy quyền cho cơng ty. Số CN được chuyển giao cho công ty sản xuất quy mô công nghiệp để bán ra thị trường không đáng kể (xem phụ lục 6).

Hiện nay, mặc dù nhà trường tạo điều kiện cho các nhà khoa học chủ động toàn bộ trong việc đăng ký bảo hộ và khai thác bản quyền. Từ năm 2006, trường đã đề xuất với Cục SHTT hợp tác để hỗ trợ việc đăng ký bản quyền tuy nhiên đây vẫn là khó khăn lớn. Phỏng vấn một số nhà khoa học cho thấy: Các cơng nghệ đều có nhu cầu đăng ký bản quyền nhưng việc bảo vệ bản quyền sau khi đăng ký và cơng bố rất khó khăn. Nhiều công nghệ khác vẫn chưa được đăng ký bản quyền do đó mà là yếu tố trở ngại và hạn chế việc thương mại hóa.

Về đội ngũ nhà khoa học:

Các nhà khoa học đã và đang tham gia hoạt động trong công ty là những nhà khoa học có trình độ cao và kinh nghiệm. Có thể kể đến các nhà khoa học như PGS.TS Lê Viết Kim Ba (Trung tâm màng lọc); PGS.TS Nguyễn Thị Chính (trung tâm nấm); PGS.TS Lê Hùng (trung tâm phân bón); PGS.TS Nguyễn Ngọc Trường (Đội khảo sát thi cơng); PGS.TS Hồng Chí Thành..

Tuy nhiên cịn nhiều khó khăn như:

- Về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng:

Trong những ngày đầu thành lập công ty được sử dụng hệ thống cơ sở vật chất của trường như: văn phòng điều hành và hệ thống phịng thí nghiệm của nhà trường, các thiết bị được thụ hưởng theo các đề tài, chương trình được tiến hành tại các trung tâm

Nhà trường đầu tư 50 triệu đồng vào vốn điều lệ công ty. Các họat động sản xuất kinh doanh do công ty và các đơn vị thành viên tự chủ động về vốn. Vốn của các đơn vị thành viên công ty giữ nguyên trước khi hợp nhất vào cơng ty.

Trung bình mỗi năm cơng ty ký nhiều hợp đồng khác nhau và trích một phần cho tái đầu tư DN. Tuy nhiên nguồn vốn cho hoạt động của cơng ty cịn q nhỏ so với nhu cầu và khả năng huy động vốn lớn từ các ngân hàng rất hạn chế do khơng có tài sản thế chấp.

Ngoài các nguồn vốn vay sản xuất nhỏ lẻ, công ty chưa huy động được các nguồn vốn đầu tư nào khác bên ngồi. Cùng với đó do hình thức là cơng ty TNHH nên cơng ty khơng huy động được vốn bằng hình thức cổ phần để khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư và găn bó với tổ chức.

Nhận xét mơ hình doanh nghiệp trong trường đại học:

- Theo điều tra và phỏng vấn, tác giả thu được những ý kiến đánh giá của các nhà khoa học, các chuyên gia và cá nhân đã có nghiên cứu về mơ hình DN trong trường ĐH KHTN như sau:

Sự hình thành của cơng ty TNHH Khoa học Tự nhiên trong trường ĐH Khoa học tự nhiên nhằm mục đích thiết thực là thương mại hóa cơng nghệ và tri thức khoa học từ kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên sự thành lập này không phải đi từ hướng nghiên cứu và triển khai cụ thể nào mà dựa trên sự ghép cơ học các đơn vị hiện có nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Các đơn vị sau khi hợp nhất cũng hoạt động độc lập chưa có sự liên kết và hợp lực với nhau. Việc sản xuất kinh doanh chủ yếu là thụ hưởng các kết quả có sẵn mà chưa có sự đầu tư vào khai thác và phát triển một công nghệ chủ lực nào. Việc đăng ký sáng chế cũng chưa được quan tâm một cách đúng đắn do e ngại chính sách bảo hộ trong nước.

- Hầu hết các cán bộ lãnh đạo hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, khơng có cán bộ chun trách, thơng thạo mơi trường kinh doanh nên gặp nhiều khó khăn trong điều hành và phát triển thị trường.

- Đội ngũ cán bộ khoa học có tinh thần kinh thương, kinh nghiệm nhưng đều độ tuổi cao cũng là nhân tố ảnh hưởng nhất định.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng chủ yếu là từ cơ sở sẵn có và khơng có đầu tư mới. Hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh phải thuê mặt bằng ngoài trường mà chưa được

nhà trường hỗ trợ cũng như chính sách của nhà nước tạo điều kiện ưu đãi về giá thuê mặt bằng do vậy việc mở rộng quy mô sản xuất khó khăn.

- Vốn điều lệ công ty nhỏ, DN chưa có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác công ty thành lập theo hình thức cơng ty TNHH nên gây nên hạn chế như khơng sử dụng được hình thức huy động vốn từ hình thức đóng góp cổ phần. Việc thu hút nguồn vốn mạo hiểm và các nhà đầu tư, DN, các đối tác kinh doanh của cơng ty rất hạn chế do chưa có kênh kết nối hiệu quả đến các tổ chức này.

- Cơng ty chưa có chiến lược phát triển rõ ràng, khơng có một định hướng chiến lược trong viêc liên kết với các yếu tố khác, tranh thủ nguồn lợi thế: vườn ươm, cơng viên cơng nghệ, cơng nghệ cao...

- Chính sách của nhà trường: chưa có nhiều chính sách thật sự tập trung và tạo điều kiện đột phá cho DN, các thể chế hỗ trợ DN như văn phòng CGCN, vườn ươm... trong trường đại học cũng chưa hoàn thiện

Nhận xét: đối với việc thành lập DN như trên không hiệu quả, vậy theo cách

của spin-off rất khả thi vì như phỏng vấn sâu một số chuyên gia cho rằng “Các CN như

công nghệ sản xuất vật liệu xốp Aluminum, công nghệ sản xuất màng lọc Diamond là cơng nghệ rất có triển vọng nếu được đầu tư có thể tách ra thành lập spin-off„ . Do đó

nếu thành lập spin-off theo hướng khai thác công nghệ mới, cao này thì khả năng thành công cao hơn rất nhiều.

2.4.2.3. Một số điều kiện để hình thành và phát triển spin-off trong trường đại học Khoa học Tự nhiên

Đánh giá điểm mạnh:

Nhà trường có lịch sử phát triển lâu dài, do đó là trường ĐH hàng đầu có uy tín lớn trên cả nước, có đội ngũ đơng đảo nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên hàng đầu. Do đó trường đã xây dựng được mạng lưới quan hệ hợp tác với nhiều đối tác, tổ chức trong nước và quốc tế trong khu vực học thuật và công nghiệp.

Cơ sở vật chất hạ tầng và thiết bị phục vụ cho hoạt động khoa học ngày càng được đầu tư, trường có một phịng nghiên cứu trọng điểm cấp nhà nước.

Các hướng nghiên cứu cập nhật, nội dung của các đề tài đi sâu vào nhiều vấn đề lý thuyết định hướng ứng dụng nhằm từng bước tiếp cận được với trình độ thế giới trong các lĩnh vực khoa học cơ bản như toán học, vật lý, hố học, cơng nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, các ngành khoa học trái đất, góp phần từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học giữa Việt Nam với các nước. Với sự tham gia đông đảo lực lượng các nhà khoa học và các cán bộ giảng dạy trong toàn Trường, nghiên cứu cơ bản đã thu được thành tích đáng khích lệ, tăng cả về số lượng, quy mô và chất lượng, nhiều kết quả NCCB có triển vọng ứng dụng, có giá trị khoa học tầm cỡ quốc tế và một số sản phẩm KHCN có giá trị thực tiễn cao. Sản phẩm khoa học thu được thể hiện dưới dạng những bài báo, báo cáo khoa học; đóng góp hiệu quả kinh tế và khả năng ứng dụng thực tiễn; góp phần đào tạo đại học và sau đại học.

Các rào cản

- Năng lực nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ

Hiện nay, phần lớn các kết quả NCKH của trường là từ nguồn ngân sách nhà nước qua thực hiện đề tài các cấp (đề tài trọng điểm cấp Nhà nước, đề tài độc lập cấp Nhà nước, đề tài hợp tác theo Nghị định thư, đề tài/dự án cấp ĐHQGHN, đề tài/dự án hợp tác với các bộ ngành, doanh nghiệp và địa phương, …). Ngoài ra từ các chương trình phối hợp với các tổ chức và trường ĐH quốc tế nhưng số lượng còn hạn chế.

- Vốn đầu tư

Nguồn tài chính của trường hạn chế, do đó mà khả năng đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng còn hạn chế. Chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách phân bổ của nhà nước và Đại học Quốc gia Hà Nội và thụ hưởng từ các đề tài nghiên cứu.

Các kênh thu hút đầu tư của nhà trường hạn chế, tuy nhiên phần nhiều là do trường khơng có chính sách thu hút đầu tư từ bên ngồi.

Trường có đội ngũ nhà khoa học mạnh, có nhiều kinh nghiệm nhưng chưa có nhiều nhà khoa học có tinh thần kinh thương, có kinh nghiệm làm việc với khu vực công nghiệp và môi trường kinh doanh.

- Mạng lưới các tổ chức hỗ trợ: còn hạn chế như văn phòng chuyển giao công

nghệ, vườn ươm, quỹ tài trợ nghiên cứu. Cùng với đó, việc xây dựng quan hệ với khu vực cơng nghiệp cịn hạn chế.

- Chính sách của nhà trường có chưa nhiều nhất là trong việc tạo ra động lực

cần thiết cho nhà khoa học. Nhà trường chưa thực sự trở thành bệ đỡ cho những ý tưởng kinh doanh của các nhà khoa học. Phần lớn họ phải tự tìm kiếm ở bên ngồi và từ các mối quan hệ cá nhân khác.

Kết luận chương 2

Trong chương 2 tác giả đi vào thực trạng DN trong trường ĐH, các chính sách có tính chất nền tảng tạo cơ sở cho hồn thiện thiết chế đối với loại hình DN spin-off. Chỉ ra các khía cạnh pháp lý của một DN spin-off trong trường ĐH, mối liên hệ của nó với các chính sách hiện có qua nghiên cứu trường hợp trường ĐH KHTN và một DN trong trường ĐH KHTN. Qua thực trạng cho thấy có các nguồn lực nền tảng về con người, về công nghệ và bước đầu về cơ sở hạ tầng và chính sách cho sự ra đời và phát triển của spin-off trong trường ĐH. Các chính sách liên quan đến việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ nói chung, doanh nghiệp trong trường ĐH. Bên cạnh đó cịn nhiều hạn chế nhất định, đặc biệt khi tác giả tiếp cận xem xét các thiết chế cho hoạt động của doanh nghiệp spin-off. Đối với trường hợp nghiên cứu tại trường ĐH KHTN cho thấy có những tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp spin-off. Tuy nhiên cùng với các điều kiện khác, các chính sách cần thiết khuyến khích và tạo động lực cho sự ra đời của doanh nghiệp này vẫn là mảng khuyết thiếu lớn. Trường hợp nghiên cứu công ty TNHH KHTN trong trường ĐH KHTN cũng chỉ ra những rào cản cho sự vận hành và phát triển của DN này với tư cách là một DN trong trường ĐH. Đây là những cơ sở cho đề xuất giải pháp hoàn thiện thiết chế của tác giả trong chương 3.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THIẾT CHẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SPIN-OFF TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM

Vai trò, tầm quan trọng của mơ hình spin-off trong trường ĐH đã được khẳng định trong một quá trình phát triển lâu dài với những bài học kinh nghiệm thành công lớn trên thế giới. Việc hình thành và phát triển mơ hình doanh nghiệp spin-off trong trường ĐH Việt Nam là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển. Đó là con đường ngắn nhất để thực hiện nhiều mục tiêu: gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu và triển khai với sản xuất, tham gia vào tiến trình của hệ thống đổi mới, là động lực cho sáng tạo của nhà khoa học, đem lại giá trị kinh tế thông qua sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thay đổi tư duy xã hội và nâng tầm vị trí của giáo dục đại học. Tuy nhiên để mơ hình này có con đường phát triển và tạo ra đột phá mạnh mẽ cần đến nhiều yếu tố, trong đó sự cần thiết phải hồn thiện thiết chế, đó là cơ sở về mặt pháp lý chính sách và cấu trúc tổ chức cho loại hình tổ chức này. Một số giải pháp tác giả nêu trong luận văn mang tính định hướng và dựa trên những hạn chế cần khắc phục về mặt chính sách và tổ chức hoạt động cho spin-off trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của spin off trong các trường đại học của việt nam (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)