Chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của spin off trong các trường đại học của việt nam (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SPIN-OFF TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

3.2. Các thiết chế trong trường đại học

3.2.3. Chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển nguồn nhân lực

khoa học và công nghệ

Đối với bản thân trường đại học cần chú trọng hơn nữa việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học, không chỉ bằng việc sử dụng nguồn tài chính cho nghiên cứu khoa học của trường mà cịn là các chính sách khuyến khích và tạo ưu đãi cho các nghiên cứu có tiềm năng lớn.

Mở rộng trao đổi nhân lực giữa trường đại học và khu vực cơng nghiệp, do đó các nhà khoa học có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hoạt động trong khu vực công nghiệp và lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Thơng qua đó, vốn xã hội của các nhà khoa học tăng lên. Các lợi ích mang lại cho trường Đại học từ quá trình hợp tác với khu vực công nghiệp bao gồm các khả năng như:

Nhận được nhiều tài trợ hơn từ khu vực cơng nghiệp, do đó có khả năng cung cấp chất lượng tốt hơn cho đào tạo và cơ sở vật chất cũng như những ý tưởng mới, công nghệ và những ý tưởng sáng tạo xuất phát từ những nhu cầu sát thực với thực tế. Và từ sự mở rộng mạng lưới của mình, trường ĐH có khả năng tạo ra nhiều đóng góp cho kinh tế của vùng, khu vực.

Sự gần gũi với khu vực cơng nghiệp cịn giúp bản thân các nhà nghiên cứu có cơ hội tìm ra những vấn đề thực sự đang tồn tại, mở rộng kinh nghiệm nghiên cứu của mình. Cụ thể hơn, những thuận lợi từ sự hợp tác này còn giúp nâng cao chất lượng của các nghiên cứu.

Tuy nhiên sự hợp tác này thường lại bị hạn chế bởi một số nguyên nhân như: - Thiếu nguồn lực nội bộ ( như sự hạn chế thời gian do phải tham gia giảng dạy tại trường, nguồn lực tài chính )

- Các khuyến khích (phần thưởng, sự cơng nhận) cho các nhà khoa học khi hợp tác trong các dự án hợp tác với khu vực cơng nghiệp.

Bản thân các nhà khoa học ít chú trọng đến thiết lập mối quan hệ này so với các nghĩa vụ giảng dạy và hoạt động quản lý khác tại trường. Ở cấp độ trường đại học, các trường còn chú trọng nhiều đến các kết quả đầu ra mang tính học thuật của nhà khoa học như các xuất bản phẩm mà chưa đánh giá cao các liên kết, hợp tác của nhà khoa học với khu vực cơng nghiệp.

Nhà trường thơng qua chính sách của mình hoặc đề xuất về việc cho phép các cán bộ nghiên cứu, giảng viên tính giờ làm việc tại DN quy đổi ra giờ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tính lương tăng thêm cho giảng viên một cách thỏa đáng, nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học có thời gian đầu khởi nghiệp. Có chính sách luân chuyển nhân lực từ nghiên cứu – giảng dạy – sản xuất. Các cán bộ trong trường được tạo điều kiện để biệt phái sang nắm giữ chức vụ quản lý điều hành cơng ty. Đồng thời, họ có thể ký hợp đồng hưởng phụ cấp với công ty (với tư cách cố vấn kỹ thuật) trong khi vẫn làm việc và hưởng lương từ nhà trường.

Cũng cần nói thêm rằng vai trị của người đứng đầu, người lãnh đạo nhóm là rất quan trọng, sẽ giúp tập trung các nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch để đạt đến mục tiêu cuối cùng. Hiện nay trong các trường đại học thành lập nhiều các nhóm nghiên cứu mạnh với các chuyên gia trong cùng một lĩnh vực để tập trung vào các hướng nghiên cứu trọng điểm, có tiềm năng. Đây là những cơ sở rất tốt cho nghiên cứu khoa học có chất lượng cao.

Cùng với đó, để tham gia vào quá trình này rất cần các nhà khoa học cũng là nhà kinh doanh với hiểu biết nhất định và có kỹ năng để hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Do đó đào tạo tinh thần kinh thương cần được quan tâm trong trường đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của spin off trong các trường đại học của việt nam (Trang 74 - 76)