Chính sách hỗ trợ phát triển spin-off trong trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của spin off trong các trường đại học của việt nam (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SPIN-OFF TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

2.3. Chính sách hỗ trợ phát triển spin-off trong trường đại học

2.3.1. Thành lập và đăng ký hoạt động của spin-off

Spin-off hoạt động như một tổ chức KH&CN, do vậy mà phải tiến hành các thủ tục đăng ký hoạt động KH&CN như một tổ chức KH&CN theo luật KH&CN quy định. Mặt khác, đây cũng là một tổ chức hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nên cũng phải tuân thủ các quy định của luật DN về thành lập và đăng ký kinh doanh.

2.3.2. Hình thức sở hữu

DN spin-off có thể hoạt động dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợp danh và DN tư nhân và chủ sở hữu của DN sẽ tùy thuộc vào phần vốn góp hoạt động của DN. Do đó mà DN spin-off hoạt động dưới hình thức nào sẽ có quy định hoạt động của hình thức đó.

2.3.3 Chính sách hỗ trợ spin-off và doanh nghiệp KH&CN 2.3.3.1. Chính sách của nhà nước 2.3.3.1. Chính sách của nhà nước

Các chính sách được đề cập bao gồm: chính sách đầu tư cho NCKH; thương mại hóa kết quả NCKH; chính sách tài chính; chính sách phát triển công nghệ cao, công viên khoa học, vườn ươm khoa học

Chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học

Hiện tại, Nhà nước đang là nhà đầu tư chủ yếu cho hoạt động nghiên cứu (đầu tư của Nhà nước chiếm tới 70% tổng đầu tư của toàn xã hội cho hoạt động nghiên cứu) do đó các TSTT phần lớn thuộc về chủ đầu tư là nhà nước. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này còn chưa thật sự được các nhà nghiên cứu chú ý đến việc thương mại hóa, đồng thời việc tiến hành các thủ tục xác lập quyền SHTT đối với các kết quả nghiên cứu và triển khai còn nhiều bất cập, làm giảm khả năng quản lý và hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Chính sách thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Các nước có nền kinh tế thị trường đều nỗ lực thương mại hóa các hoạt động KH&CN. Các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp được nhà nước

đặc biệt quan tâm khuyến khích xúc tiến hoạt động thương mại hóa những kết quả NCKH nhanh chóng được chuyển hóa thành cơng nghệ thích hợp. Trong đó chính phủ có một vai trị quan trọng, chính phủ tác động vào mối quan hệ này thông qua cơng cụ luật pháp, khuyến khích, đầu tư, hỗ trợ, thuế, tín dụng, tức là tạo mơi trường cho thương mại hóa hoạt động KH&CN.

DN spin-off cũng là một kênh để thương mại hóa hiệu quả nhất các kết quả nghiên cứu khoa học, hay nói cách khác được doanh nghiệp này được hình thành trên cơ sở của việc thương mại hóa một hoặc nhiều kết quả NCKH, do đó mà chính sách thương mại hóa thuận lợi và tạo điều kiện bao nhiêu thì càng thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của doanh nghiệp này. Việc đề cập đến chính sách cho thương mại hóa ở đây thuộc về các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích, thúc đẩy hoạt động KH&CN theo hướng thương mại hố như: chính sách sở hữu trí tuệ; chính sách tài chính cho nghiên cứu, chính sách sở hữu trí tuệ; vốn mạo hiểm; tài chính hỗ trợ doanh nghiệp mới, spin outs/off; các biện pháp tổ chức các tổ chức KH&CN; chính sách phát triển thị trường KH&CN; liên kết, liên doanh, hợp đồng; nhận thức của bản thân nhà khoa học hoặc của tổ chức về thương mại hoá...

Trong những năm qua, Việt Nam đã tạo ra và hoàn thiện một khung khổ pháp lý với hàng loạt các văn bản quy pham pháp luật như Luật KH&CN, Luật chuyển giao công nghệ, đặc biệt là hệ thống SHTT phát triển công nhận các thành quả sáng tạo – là các bằng sáng chế cho các kết quả nghiên cứu. Vấn đề quyền sở hữu được xác lập là một cơng cụ quan trọng tạo ra sự khích lệ ưu đãi cần thiết để thương mại hóa, chuyển giao kết quả nghiên cứu của trường ĐH cho ngành công nghiệp.

Bản thân nhiều trường đại học cũng thành lập riêng cho mình văn phịng CGCN nhằm kết nối các thơng tin một cách nhanh nhạy hơn với thị trường, tìm hiểu nhu cầu của DN, thị trường và đảm bảo các vấn đề về quản lý quyền SHTT trong quá trình CGCN.

Nhưng bên cạnh đó thì việc đăng ký sáng chế cũng chưa được bản thân các nhà nghiên cứu chú trọng. Hay nói cách khác, các vấn đề về SHTT trong các trường Đại

học, viện nghiên cứu vẫn còn nhiều bất cập khiến cho TSTT chưa được quản lý và khai thác hợp lý. Theo số liệu thống kê của cục SHTT, trong giai đoạn 2003 -6/2012 trong tổng số 600 đơn từ trường đại học, viện nghiên cứu chỉ có 91 văn bằng được cấp, trong đó chỉ cịn 38 văn bằng đang còn hiệu lực. Đặc biệt, các viện nghiên cứu hầu như không nộp phí duy trì hiệu lực. Năm 2009 chỉ có 1 trong tổng số 8 văn bằng được cấp còn hiệu lực; năm 2010 cũng chỉ có 1 trong tổng số 12 văn bằng cịn hiệu lực do nộp phí duy trì17.

Chính sách tài chính

Hiện nay chính phủ đã có các chính sách ưu đãi đối với các DN đầu tư vào KH&CN, chính sách đối với DN đầu tư vào khu vực công nghệ cao, các hoạt động nghiên cứu và đổi mới sản phẩm đã được điều chỉnh trong một số luật hiện hành như luật thuế thu nhập DN, luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản khác.

Chính sách về quỹ đầu tư được quy định trong nghị định 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 của chính phủ quy định chi tiết về Quỹ phát triển KH&CN, điều lệ mẫu tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ban hành kèm theo Quyết định số 117/2005/QĐ-TTg ngày 27/5/2005của thủ tướng chính phủ). Đối tượng điều chỉnh của cả hai Quỹ này đều là các DN, tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến nghiên cứu và phát triển và các dịch vụ KH&CN, đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu và đổi mới, chuyển giao và ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất [31; tr46].

Ngoài ra cịn có Quỹ đầu tư phát triển với cơ chế cho vay vốn đối với các hoạt động KH&CN.

Chính sách phát triển cơng nghệ cao, cơng viên khoa học, vườn ươm khoa học

Chính sách phát triển công nghệ cao, chính sách khuyến khích đầu tư tại khu cơng nghệ cao đã khuyến khích việc hình thành các khu cơng nghệ cao với nguồn vốn

17

http://baodatviet.vn/khoa-hoc/cuc-so-huu-tri-tue/thuong-mai-hoa-tstt-tai-vien-truong-con-nhieu-han-che-

đầu tư lớn của nhà nước (Khu CNC Hịa Lạc, CNC thành phố Hồ Chí Minh). Ngồi ra một số tỉnh, thành phố đã và đang thành lập các vườn ươm công nghệ, công viên phần mềm và khu nông nghiệp CNC. Một số vườn ươm doanh nghiệp CNC ở Hà Nội như doanh nghiệp Bách Khoa –FPT giữa trường đại học Bách Khoa và công ty FPT...cung cấp các dịch vụ chuyên môn cho các dự án ươm tạo. Với những nền tảng này cung cấp nguồn lực tốt nhất cho doanh nghiệp ngay từ giai đoạn ý tưởng công nghệ đến khi thành lập và phát triển doanh nghiệp CNC.

Hiện nay chính phủ đã có chiến lược phát triển CNC đến năm 2020 với các cơng cụ khuyến khích thơng qua thuế và tài chính, cơ sở hạ tầng. Đây sẽ là những ưu đãi rất cần thiết đối với các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao.

Vườn ươm DN công nghệ sinh ra để thúc đẩy gián tiếp sự phát triển KH&CN của quốc gia. Đặc biệt, Vườn ươm DN trong trường ĐH dù mới chỉ xuất hiện với mạng lưới mỏng nhưng nó vẫn thể hiện được mục tiêu và vai trị theo đúng nghĩa của nó.

- Hoạt động của các Vườn ươm DN công nghệ được xác định là hỗ trợ các ý tưởng, các kết quả NCKH được thương mại hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, việc xây dựng và phát triển các DN KH&CN nhận được sự quan tâm lớn của chính phủ với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Việc thành lập các Vườn ươm DN trong trường ĐH có ý nghĩa rất quan trọng nhằm hỗ trợ và khuyến khích việc phát triển các ý tưởng sáng tạo của giảng viên, sinh viên; Đồng thời, các trường đại học sẽ mở rộng xây dựng mạng lưới hợp tác, liên kết với các trường đại học và doanh nghiệp trong nước và quốc tế về lĩnh vực ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ để hoạt động này đạt hiệu quả[11;tr 46].

2.3.3.2. Chính sách của trường đại học

Có thể nói hiện nay chính sách của trường ĐH cịn rất hạn chế. Tùy theo năng lực từng trường mà mức độ của các chính sách khác nhau như: Chính sách nhân lực (đối

với nhà khoa học, nghiên cứu viên, giảng viên trong trường), chính sách tài chính, Chính sách đối với tài sản trí tuệ.

Cùng với đó, hình thức DN spin-off cịn là hình thức mới đối với các trường, do đó mà các trường cũng chưa có chính sách khuyến khích cụ thể nào đối với hình thức này. Các chính sách mới chỉ dừng lại ở mức độ chính sách chung. Có thể ví dụ như:

Chính sách nhân lực bao gồm chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, chính sách thưởng

cho nhà khoa học có tác phẩm cơng bố và cơng trình nghiên cứu xuất sắc, chính sách cử cán bộ đi đào tạo nước ngồi...Trong khi đó đối với chính sách cho nhà khoa học có tinh thần kinh thương thành lập DN để thương mại hóa như chính sách quy đổi giờ làm việc tại DN sang giờ giảng, chính sách cho cán bộ làm việc kiêm nhiệm tại DN, chính sách đối với cá nhân thuộc khu vực công nghiệp và hàn lâm nhằm gắn kết hai mắt xích này với nhau chưa được coi trọng.

Chính sách tài chính: do chưa có nguồn tài chính riêng cho hoạt động KH&CN,

ngân sách cho hoạt động này của trường hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách từ nguồn đầu tư của nhà nước, khơng có tài chính tự chủ và tái đầu tư cho hoạt động KH&CN.

Chính sách đối với TSTT: các trường chủ yếu căn cứ theo các quy định chung như

Quy định của Bộ giáo dục và đào tạo về quản lý hoạt động SHTT trong cơ sở giáo dục đại học mà chưa có những quy định riêng có tính chất khuyến khích các nhà khoa học thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của spin off trong các trường đại học của việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)