Hoàn thiện cơ chế sử dụng và chuyển giao quyền sử dụng các kết quả từ các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của spin off trong các trường đại học của việt nam (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SPIN-OFF TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

3.1. Các thiết chế chung

3.1.1. Hoàn thiện cơ chế sử dụng và chuyển giao quyền sử dụng các kết quả từ các

nghiên cứu tạo ra bằng nguồn ngân sách nhà nước.

Để có thể thành lập spin-off, yếu tố tiên quyết đầu tiên là phải có cơng nghệ, nhà khoa học phải là chủ sở hữu của TSTT đó và có quyền quyết định đến việc triển khai và phát triển nó.

Nhà nước đầu tư kinh phí từ ngân sách, đặt hàng việc thực hiện các đề tài/dự án nghiên cứu nhằm tạo ra các kết quả nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu quốc gia, đồng thời tạo động lực khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân đầu tư cơng sức, trí tuệ sáng tạo ra thành quả đó, qua đó tiếp tục đẩy mạnh thành quả nghiên cứu, tạo ra giá trị kinh tế tái đầu tư cho hoạt động đổi mới. Trong bối cảnh hiện nay thông qua ngân sách cho NCKH nhà nước vẫn là nhà đầu tư chính, do đó sản phẩm của quá trình này do nhà nước là chủ sở hữu và người nghiên cứu là tác giả.

Trong cơ chế này, việc xác định TSTT và chủ sở hữu TSTT là quan trọng nhưng do nghiên cứu có hạn, tác giả chưa thể đề cập đến vấn đề này trong nghiên cứu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong cơ chế này là việc phân chia quyền lợi vật chất đối với sáng chế. Theo đó, cơ chế này cần tạo điều kiện tối ưu nhất cho nhà khoa học. Các nhà khoa học được chuyển giao quyền sở hữu đối với sáng chế trong một thời gian nhất định, nếu khơng khai thác được thì sau thời gian đó, trường ĐH trả lại quyền sở hữu cho nhà nước. Đồng thời việc phân chia lợi ích vật chất cần theo hướng tạo ưu đãi lớn cho tác giả sáng chế.

Thông qua phỏng vấn, một số chuyên gia cho rằng: “ tham khảo kinh nghiệm của

nước ngoài. Cụ thể như: Sau khi thông qua đạo luật Bayh-Dole Act năm 1980, các trường ĐH Mỹ được chuyển giao quyền sở hữu đối với các sáng chế tạo ra bằng kinh phí nhà nước trong một thời gian nhất định, nếu không khai thác được thì sau thời gian đó, trường ĐH trả lại quyền sở hữu cho nhà nước„.

(Nam, thạc sĩ, giảng viên Đại học)

Các nhà khoa học cho thấy nhu cầu bức xúc cần sử dụng hợp lý nguồn đầu tư cũng như kết quả nghiên cứu có nguồn ngân sách nhà nước. “Nhiều nghiên cứu trong

trường ĐH , viện nghiên cứu không được sử dụng, không đem lại thành quả trên thực tiễn gây ra tổn thất, lãng phí, phân tán nguồn lực. Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy họat động thương mại hóa và coi trọng kết quả ứng dụng của nghiên cứu trên thực tiễn thông qua quá trình này„

(Nam, tiến sĩ, cán bộ Viện Chiến lược và Chính sách, Bộ KH&CN)

Để thực hiện tốt được cơ chế này, ngay từ đầu việc đặt hàng nghiên cứu phải được tiến hành tốt thông qua khảo sát nhu cầu thị trường và công nghệ chiến lược trong tương lai. Bên cạnh đó các tổ chức KH&CN đề xuất nghiên cứu của chính mình từ khảo sát và nhu cầu của tổ chức, có tính ứng dụng và định hướng thương mại, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Về bản chất chính là cơ chế phối hợp giữa nhà khoa học và doanh nghiệp như phải có các định chế trung gian trên thị trường công nghệ để kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp để đến đặt hàng các nhà khoa học và đồng thời tìm hiểu năng lực của nhà khoa học để giới thiệu với doanh nghiệp. Trong đó nhà nước chỉ là nhà tài trợ cho nghiên cứu thông qua ngân sách cơng của chính phủ nhằm tạo ra các nghiên cứu có chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu tốt là nền tảng cho hoạt động thương mại hóa.

Trong một nghiên cứu cho thấy ở Cộng hòa Liên bang Đức, hoạt động chuyển giao công nghệ kém hiệu quả, nghiên cứu khoa học thiếu định hướng thương mại thường là nguyên nhân chủ yếu làm cho hoạt động nghiên cứu công yếu kém chứ không phải chất lượng của nghiên cứu cơng. Có thể lập luận rằng một mặt nghiên cứu vốn của chính phủ, trong khi mặt khác, các biện pháp khuyến khích các nhà khoa học thương mại hóa kết quả nghiên cứu đã bị thất bại khi chỉ đánh giá bằng hiệu suất khoa học của họ. Thay vào đó chuyển giao cơng nghệ địi hỏi các nhà sáng chế phải tham gia tích cực vào q trình thương mại hóa các đổi mới. Jensen và Thursby (1998) đã phân tích tại sao chuyển giao cơng nghệ từ các tổ chức nghiên cứu công là không hiệu quả bởi các nhà khoa học thuộc các tổ chức cơng khơng có động lực để cống hiến công sức cho “phát kiến mới„ sau khi phát minh đã được cấp phép cho một công ty18.

Với vai trị của mình, chính phủ cùng trường đại học cần lập ra một hội đồng để đánh giá và thông qua dự án, kế hoạch hoạt động của các nhà khoa học. Do đó, việc

18

Marian Beise, Harald Stalh (1999), Public research and industrial innovations in Germany”, Research Policy 28, pg 397-422.

xây dựng một dự án kinh doanh khả thi là yếu tố có vai trị rất quan trọng trong quá trình khởi tạo ban đầu của doanh nghiệp spin-off.

Gần đây chính phủ có thông tư 15/2014/ TT-BKHCN ngày 13 tháng 6 năm 2014 “Quy định trình tự, thủ tục giao quyền sở hữu quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước„ Thông tư gồm 14 điều quy

định phạm vi, đối tượng điều chỉnh, trình tự thủ tục, quy trình thẩm định hồ sơ, nguyên tắc thẩm định, tổ chức thực hiện với sự tham gia và phối kết hợp của nhiều bộ ban ngành có liên quan với các điều khoản và quy định có lợi cho các bên tiếp nhận kết quả nghiên cứu để Chuyển giao công nghệ; đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ; thành lập, góp vốn thành lập doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; Ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh; Cung cấp dịch vụ cơng phục vụ lợi ích cộng đồng, an sinh xã hội và các hoạt động khác19 ... Có thể nói về mặt chủ trương và định hướng thơng tư này đã đi đúng hướng, là chính sách đúng đắn của chính phủ. Tuy nhiên thơng tư này mới giải quyết được một phần nhất định những yêu cầu hiện nay trong cách thức chính phủ làm việc và phối kết hợp với các bên liên quan trong việc thực hiện các thủ tục và quy trình cần thiết để chuyển giao kết quả nghiên cứu cho đơn vị có nhu cầu ứng dụng và sử dụng kết quả nghiên cứu của nhà khoa học vào sản xuất. Những hạn chế vẫn còn nằm ở chất lượng của các nghiên cứu, động lực thúc đẩy thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của các doanh nghiệp, tổ chức, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ trong nước cũng chịu ảnh hưởng bởi mức cạnh tranh cao với công nghệ nhập ngoại và thị trường sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra từ cơng nghệ đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của spin off trong các trường đại học của việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)