Nguồn gốc của spin-off

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của spin off trong các trường đại học của việt nam (Trang 39)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SPIN-OFF TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

2.2. Các thiết chế đối với Spin-off trong trường Đại học tại Việt Nam

2.2.1. Nguồn gốc của spin-off

Xét về nguồn gốc hình thành, quá trình hình thành doanh nghiệp spin-off thường xuất phát từ 3 khu vực: viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp.

Do đặc điểm và chức năng khác nhau mà doanh nghiệp spin-off hình thành trong các loại hình tổ chức này có các đặc điểm khác nhau nhất định.

Trong Viện nghiên cứu:

Viện nghiên cứu có chức năng chính là nghiên cứu, đào tạo, hoạch định chính sách phục vụ xã hội. Quá trình hình thành doanh nghiệp spin-off dựa trên nền tảng chủ

13

Trần Văn Dũng (2007) Luận văn thạc sĩ, Điều kiện hình thành doanh nghiệp Spin-off trong các trường đại học tại Việt Nam (nghiên cứu trường hợp trường đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG HN)

yếu là các hướng nghiên cứu và triển khai kế thừa từ các đề tài, dự án, chương trình đã và đang được thực hiện ở các viện phục vụ cho q trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu và đẩy mạnh các kết quả NCKH vào sản xuất.

Trong trường đại học:

Trường đại học có chức năng chính là đào tạo, NCKH và phục vụ xã hội. Việc hình thành spin-off trong trường đại học nhằm đẩy mạnh chức năng phục vụ xã hội của trường đại học ngày một thiết thực hơn, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và thực tiễn xã hội thơng qua các sản phẩm và nghiên cứu có khả năng ứng dụng, thương mại hóa thành cơng trên thị trường. Đồng thời tạo động lực đối với các nhà khoa học có tinh thần kinh thương và góp phần tạo nên bước đột phá trong NCKH và xây dựng văn hóa của trường đại học.

Trong doanh nghiệp:

Chức năng của doanh nghiệp là sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Để có được các sản phẩm công nghệ mới và cao doanh nghiệp phải chú trọng vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, phôi thai và tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khi một sản phẩm hoặc một nhánh sản phẩm đủ khả năng đứng vững và độc lập, cơng ty có thể tách bộ phận ra thành lập công ty spin-off chuyên về sản xuất kinh doanh sản phẩm cơng nghệ đó. Có thể nói con đường hình thành spin-off trong các doanh nghiệp nhanh hơn trong trường đại học hoặc các viện nghiên cứu. Đặc biệt, ưu thế vượt trội của doanh nghiệp là vốn và nhanh nhạy với thị trường, khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp rõ ràng là có ưu thế hơn so với doanh nghiệp trong trường đại học và viện nghiên cứ

2.2.2. Chính sách đối với doanh nghiệp spin-off trong trường đại học

Có thể nói để ra đời một doanh nghiệp spin-off trong trường ĐH cần có rất nhiều nhân tố trong đó các chính sách đóng một vai trị quan trọng, các chính sách này giúp xây dựng nền tảng và năng lực nội sinh cho nghiên cứu và thương mại hóa kết quả NCKH vào sản xuất.

Chính sách đối với họat động R&D nói chung và hoạt động R&D trong trường đại học nói riêng đã được chính phủ nhận thức từ rất sớm. Bắt nguồn từ nhu cầu về sự gắn kết giữa KH&CN với sản xuất, có nghĩa là các kết quả nghiên cứu cần phải được ứng dụng và thương mại hóa. Trong nhiều năm qua, ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới (năm 1981), đặc biệt là từ sau những năm 90, DN được coi là trọng tâm của quá trình đổi mới14, nhà nước đã có mối quan tâm đến việc tăng cường mối quan hệ giữa hoạt động R&D và DN, với sản xuất kinh doanh, đã có nhiều chính sách được ra đời hình thành nên các loại hình tổ chức khác nhau trong trường đại học. Những chính sách của nhà nước ngày càng coi trọng vai trò của thị trường trong hoạt động R&D. Có thể kể đến các văn bản của chính phủ đã đề cập đến vấn đề này như:

Quyết định 175-CP ngày 29/4/1981 về việc ký kết hợp đồng giữa các cơ quan

nghiên cứu và DN. Quyết định này đã tạo hành lang pháp lý cho mối liên hệ giữa các tổ chức R&D với DN mà trước đây không được thực hiện.

Quyết định 134/HĐBT năm 1987 cho phép các cơ quan nghiên cứu và phát triển, các cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất và kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế được quyền chủ động thiết lập và mở rộng mọi hình thức liên doanh, liên kết để ứng dụng có kết quả các thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất. Cho phép các viện sản xuất đơn chiếc hoặc loạt nhỏ các sản phẩm do kết quả nghiên cứu tạo ra, xã hội có nhu cầu, nhưng chưa có điều kiện bàn giao vào các ngành cơng nghiệp. Có thể nói Quyết định này tạo thêm một bước tiến bộ hơn nữa trong việc tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi tăng cường mối liên kết DN và các tổ chức nghiên cứu và phát triển.

Quyết định 324/CT ngày 11/9/1992 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về tổ chức lại

mạng lưới cơ quan KH&CN đã đề ra nguyên tắc “…gắn NCKH với đào tạo, coi các trường đại học và các cơ quan KH&CN là một hệ thống nhất, cần có sự sắp xếp phân công hợp lý và kết hợp chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH..”

14

Bộ khoa học và công nghệ, Viện chiến lược và chính sách khoa học và cơng nghệ (2004), Cải cách chính sách nghiên cứu và phát triển trong bối cảnh chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp

Nghị định 35/HĐBT (1992) cho phép trường đại học, viện nghiên cứu được thành

lập các tổ chức nghiên cứu và triển khai, và thay dần chế độ biên chế suốt đời cho cán bộ KH&CN bằng chế độ hợp đồng lao động.

Tiếp đó, nghị quyết Trung ương 02-NQ/HNTW khóa VIII ngày 24/12/1996 của ban chấp hành trung ương đảng về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, KH&CN trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2000 khẳng định: “…các trường đại học phải là trung tâm nghiên cứu KH&CN, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống..”; “ cho phép các trường dạy nghề, trung

học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và viện nghiên cứu thành lập các cơ sở sản xuất và dịch vụ khoa học phù hợp với ngành nghề đào tạo”

Đặc biệt, quan điểm của chính phủ coi chức năng của trường đại học vừa đào tạo vừa NCKH, vừa phổ biến và ứng dụng các kiến thức phục vụ đời sống xã hội được khẳng định một lần nữa trong Luật giáo dục (được quốc hội thông qua ngày 2/12/1998) đó là “…nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức nghiên cứu ứng dụng, phổ

biến KH&CN, kết hợp đào tạo với NCKH và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phục vụ xã hội..”

Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 quy định về một số chính sách và

cơ chế tài chính khuyến khích các DN đầu tư vào khoa học và công nghệ. Tuy nghị định này không đề cập đến các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhưng nó cũng sẽ tạo ra hiệu ứng tốt trong việc tăng cường nhu cầu gắn kết giữa tổ chức nghiên cứu và DN, tạo điều kiện thuận lợi thêm giúp kích thích và động cơ từ cả hai phía.

Luật KH&CN cũng một lần nữa khẳng định vai trò của hoạt động KH&CN của trường đại học trong hệ thống tổ chức KH&CN và quy định chức năng KH&CN của trường đại học như sau: “ trường đại học có nhiệm vụ tiến hành NCKH và phát triển

công nghệ, kết hợp đào tạo và sản xuất, dịch vụ KH&CN…trường đại học thực hiện nhiệm vụ NCCB, nhiệm vụ KH&CN ưu tiên, trọng điểm của nhà nước và NCKH về giáo dục..”

Cùng với đó, theo thời gian việc hồn thiện luật khoa học và công nghệ, luật sở hữu trí tuệ, luật chuyển giao cơng nghệ cũng đang tạo ra một hành lang pháp lý ngày càng sâu rộng hơn cho các hoạt động KH&CN nói chung, hoạt động R&D trong trường đại học nói riêng. Các chính sách trên đã thể hiện cái nhìn ngày càng đổi mới của chính phủ đối với hoạt động KH&CN nói chung trong trường đại học. Từng bước công nhận về mặt pháp lý các quyền ngày càng chủ động và tích cực hơn của trường đại học trong quyền ký kết hợp đồng kinh tế, liên doanh, liên kết với các cơ quan khoa học, DN, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần của hệ thống kinh tế.

Chính sách tạo quyền chủ động cho các trường đại học trong hoạt động NCKH và gắn NCKH trong trường đại học với đời sống kinh tế và xã hội.

Có thể nói do nhận thức được vai trị quan trọng của NCKH trong trường đại học, chính phủ ngày càng có nhiều chính sách nhằm tăng cường và mở rộng hơn nữa quyền chủ động trong NCKH của trường đại học.

Quyết định 175/CP (1981), Nghị quyết 51/HĐBT (1983) về đổi mới cơ chế tài

chính, Thơng tư liên bộ số 788-TC/KHKT ngày 23/6/1986 cũng nêu lên sự quan tâm

của nhà nước trong việc tài trợ ngân sách cho trường đại học: “Cấp cho Bộ Giáo dục,

Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề một khoản kinh phí nhất định để chi cho các nhiệm vụ nghiên cứu thăm dò, NCCB, xây dựng các trường phái khoa học, các công nghệ mới thuộc Bộ quản lý” Như vậy bên cạnh việc tài trợ cho hoạt động NCKH của

các trường đại học thông qua các hợp đồng NCKH trong các chương trình KH&CN trọng điểm của nhà nước theo phương thức tuyển chọn, nhà nước còn chủ trương tài trợ cho các trường đại học thực hiện nhiệm vụ KH&CN của mình nhằm tăng cường chất lượng giáo dục và đào tạo đồng thời nâng cao năng lực KH&CN.

Các trường được tự chủ về tài chính và được phép huy động các nguồn vốn cho nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau. Các trường được mở các loại. Ngoài tài khoản gửi vốn hạn mức do ngân sách cấp, các trường còn được mở tài khoản gửi vốn tự có và có quyền vay tín dụng khi cần cho các hoạt động nghiên cứu và sản xuất (thông tư 54/KTNS và thông tư 16-NH/CT năm 1983).

Các khả năng và hình thức thanh toán cũng được nâng cao và hợp lý hóa từng bước. Đó là nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các trường có thể hợp tác khoa học với nước ngồi để có thêm nguồn vốn cho nghiên cứu qua các mối quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, các tổ chức phi chính phủ, tư nhân, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các nhà khoa học nước ngồi…Đây là một điểm mới trong chính sách của nhà nước đối với việc thực hiện hoạt động NCKH trong trường đại học.

Luật giáo dục (1998) cũng quy định rõ quyền hạn của trường đại học khi thực

hiện nhiệm vụ NCKH “ được nhà nước giao đất, được thuê đất, miễn giảm thuế, vay

tín dụng theo quy định của pháp luật, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao, NCKH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho nhà trường, sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, mở rộng sản xuất kinh doanh và chi phí cho các họat động giáo dục theo quy định của pháp luật (khoản 2, điều năm 54).

Quyết định 196-CCT ngày 5/6/1992 và Thông tư số 40-TC/TCT/CS về việc

hướng dẫn thi hành quyết định này, một số trường đại học đã thành lập công ty TNHH. (Xem phụ lục 1).

Thực hiện Nghị Quyết hội nghị lần thứ hai ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2020 và những nhiệm vụ đến năm 2000, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 68/1998/QĐ-TTg “cho phép thành lập DN nhà nước trong một số trường đại học, cao đẳng công lập, viện NCKH, trung tâm khoa học công nghệ, liên hiệp khoa học – sản xuất nhà nước thuộc mình quản lý để hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm là kết quả nghiên cứu, triển khai công nghệ hoặc các sản phẩm, dịch vụ khoa học và công nghệ gắn với chức năng, nhiệm vụ chuyên mơn của chính cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu đó”. Sau đó các

Bộ liên quan đã ban hành thông tư liên bộ số 11/1999 hướng dẫn về mối quan hệ giữa các tổ chức này với DN. Bộ tài chính ban hành thông tư 73/1998 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với DN nhà nước trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu. Sau hơn

2 năm thử nghiệm, ngày 25/6/2001 , chính phủ ban hành cơng văn số 574/CP-DMDN về việc tạm dừng thành lập . Tính đến thời điểm đó đã có 17 DN (theo nghiên cứu khác thì có 20 DN)[15;tr64] nhà nước thuộc cơ sở đào tạo và nghiên cứu được thành lập, trong đó có 10 DN thuộc Viện nghiên cứu. (Xem phụ lục 2).

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, tính đến hết tháng 12/2004 cả nước có 238 trường ĐH, Cao Đẳng. Thống kê đến ngày 22/3/2002 cả nước có 21 DN trong các trường ĐH, cao đẳng. Đại học Mỏ, Địa Chất, Đại học Xây Dựng, Đại học Giao thông vận tải là 3 đơn vị đầu tiên thành lập DN nhà nước trong trường ĐH15. Tiêu biểu trong số này phải kể đến Công ty tư vấn Đại học Xây dựng, năm 2003 đạt doanh thu 17 tỉ đồng, năm 2004 doanh thu đạt gần 25 tỉ đồng. Công ty Bách Khoa thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2004 doanh thu đạt 41 tỉ đồng, đóng góp xây dựng trường 1,5 tỉ đồng và nộp thuế gần 1 tỉ đồng16.

Tuy nhiên cho đến nay , trong các mơ hình DN thành lập theo quyết định 68, ngồi mơ hình cơng ty vắc xin và sinh phẩm số 1 thuộc Viện vệ sinh dịch tễ, cho đến nay vẫn hiếm có DN nào mang dáng dấp thực sự của spin-off.

Năm 2005, nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách

nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập với việc giành nhiều quyền tự chủ hơn nữa cho các tổ chức NCKH cũng có tác động tích cực nhất định đến hoạt động NCKH nói chung và trong trường đại học nói riêng.

Như vậy, có thể nói là với các chính sách mang tính nền tảng trên thì doanh nghiệp spin-off có những cơ sở cả về mặt pháp lý và năng lực KH&CN cho sự tồn tại và phát triển trong trường đại học.

15

Mai Ngọc Cường và cộng sự, đề tài nghiên cứu cấp Bộ, 2003

16

Trần Văn Nhung (2005), Hoạt động NCKH và CGCN của các trường ĐH và cao đẳng phục vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1996-2003, Bộ Giáo duc và đào tạo [tr 65]

2.3. Chính sách hỗ trợ phát triển spin-off trong trường đại học 2.3.1. Thành lập và đăng ký hoạt động của spin-off 2.3.1. Thành lập và đăng ký hoạt động của spin-off

Spin-off hoạt động như một tổ chức KH&CN, do vậy mà phải tiến hành các thủ tục đăng ký hoạt động KH&CN như một tổ chức KH&CN theo luật KH&CN quy định. Mặt khác, đây cũng là một tổ chức hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nên cũng phải tuân thủ các quy định của luật DN về thành lập và đăng ký kinh doanh.

2.3.2. Hình thức sở hữu

DN spin-off có thể hoạt động dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợp danh và DN tư nhân và chủ sở hữu của DN sẽ tùy thuộc vào phần vốn góp hoạt động của DN. Do đó mà DN spin-off hoạt động dưới hình thức nào sẽ có quy định hoạt động của hình thức đó.

2.3.3 Chính sách hỗ trợ spin-off và doanh nghiệp KH&CN 2.3.3.1. Chính sách của nhà nước 2.3.3.1. Chính sách của nhà nước

Các chính sách được đề cập bao gồm: chính sách đầu tư cho NCKH; thương mại hóa kết quả NCKH; chính sách tài chính; chính sách phát triển cơng nghệ cao, công viên khoa học, vườn ươm khoa học

Chính sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học

Hiện tại, Nhà nước đang là nhà đầu tư chủ yếu cho hoạt động nghiên cứu (đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các thiết chế nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của spin off trong các trường đại học của việt nam (Trang 39)