Lượng hóa rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 31 - 36)

1. 4.1. Phương pháp tiếp cận cung cầu thanh khoản

Để quản lý thanh khoản một cách hiệu quả cần lượng hóa trạng thái thanh khoản hàng ngày. Một cơng cụ hữu ích là lập bản thanh khoản ròng ghi chép thống kê tất cả các luồng tiền phản ánh nguồn tạo nên thanh khoản và số tiền ngân hàng

đã thực sự sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản từ đó tính được trạng thái thanh khoản ròng

1.4.1.1. Cầu về thanh khoản

Cầu về thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động nghiệp vụ hàng ngày của ngân hàng, các khoản làm giảm dự trữ của ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, cầu về thanh khoản xuất phát từ những giao dịch sau: Khách hàng rút vốn khỏi tài khoản tiền gửi; yêu cầu vay vốn từ những khách hàng chất lượng tín dụng cao. Ngồi ra cầu thanh khoản cịn đến từ u cầu về thanh tốn các khoản vay phi tiền gửi, chi phí bằng tiền và thuế trong q trình sản xuất và cung cấp dịch vụ, trả cổ tức bằng tiền…

Để dự đoán về cầu thanh khoản của ngày kế tiếp chúng ta dựa vào các dữ liệu sau:

- Ngày đến hạn của các món tiền gửi của khách hàng.

- Dựa vào nhu cầu đăng ký nguồn chi trả do các đơn vị báo cáo. - Đăng ký nguồn giải ngân cho khách hàng

1.4.1.2. Cung về thanh khoản

Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng. Nguồn cung quan trọng nhất đến từ hai nguồn: Tiền gửi bổ sung của khách hàng trên tài khoản mới cũng như trên những tài khoản hiện tại và nguồn thanh toán nợ của khách hàng và nguồn thu từ việc bán tài sản, đặc biệt là các chứng khoán trong danh mục đầu tư của ngân hàng. Ngoài ra cung thanh khoản cũng được tạo ra từ doanh thu bán các dịch vụ tài chính và từ hoạt động vay nợ trên thị trường tiền tệ.

Cách xác định cung thanh khoản như sau:

- Đối với tiền gửi của khách hàng: Khi Ngân hàng đưa ra chương trình huy động mới sẽ phân bổ doanh số về các Chi nhánh và hàng ngày Chi nhánh có trách nhiệm báo cáo về tình hình thực hiện về Hội sở, Hội sở làm căn cứ đó để có thể dự đoán được một phần khả năng huy động vào ngày hơm sau.

- Ngồi ra bộ phận dự báo thanh khoản phải sử dùng đến báo cáo về kế hoạch kinh doanh của các phòng ban tại Hội sở để xác định được nhu cầu đầu tư từ đó phân bổ Nguồn vốn vho hợp lý.

Những nguồn cung và cầu thanh khoản là yếu tố quyết định trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào và là cơ sở để ra quyết định quản trị rủi ro thanh khoản.

1.4.1.3. Đánh giá trạng thái thanh khoản

Trạng thái thanh khoản ròng NLP (Net liquidity position) của ngân hàng được xác định như sau: NLP = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản

+ Khi NLP < 0: cầu về thanh khoản của ngân hàng vượt quá cung thanh khoản. Ngân hàng phải đối phó với tình trạng thâm hụt thanh khoản, nhà quản lý phải quyết định xem vốn thanh khoản bổ sung sẽ được huy động ở đâu và vào lúc nào với chi phí hợp lý nhất.

+ Khi NLP > 0: tổng cung thanh khoản vượt quá tổng cầu thanh khoản và nhà quản lý phải xem xét việc đầu tư có hiệu quả các khoản thặng dư thanh khoản này cho tới khi chúng cần được sử dụng để đáp ứng yêu cầu thanh khoản trong tương lai.

+ NLP = 0: cung thanh khoản bằng với cầu thanh khoản. Tuy nhiên đây là tình tạng rất khó xảy ra trên thực tế.

Về mặt quản trị, thừa hay thiếu thanh khoản nhiều đều là dấu hiệu khơng tốt. Thừa thanh khoản cho thấy tình trạng quản lý sử dụng vốn kém, hiệu quả sinh lời kém; thiếu thanh khoản sẽ dẫn đến tình trạng mất an tồn trong khả năng thanh toán của ngân hàng.

1.4.1.4. Tỷ lệ thanh khoản

Nguồn cung chính mà Ngân hàng sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời chủ yếu là tiền mặt và chứng khoán lỏng. Và để đo lường khả năng thanh khoản nhanh của Ngân hàng ta có thể sử dụng tỷ số giữa “ Trạng thái tiền mặt+ chứng khoán lỏng ” và “tiền gửi khơng kỳ hạn” + “tiền gửi thanh tốn”.

 Trạng thái tiền mặt của Ngân hàng bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác.

 Chứng khoán lỏng của Ngân hàng bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc.

hạn” + “tiền gửi thanh tốn”, càng cao thì khả năng thanh khoản của Ngân hàng càng được đảm bảo.

1.4.2. Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

Phương pháp này dựa trên cơ sở kinh nghiệm của ngân hàng và các chỉ số trung bình trong ngành. Các chỉ số thanh khoản sau đây thường được sử dụng:

 Chỉ số trạng thái tiền mặt (H3): Trạng thái tiền mặt == Tiền mặt + Tiền gửi tại các định chế tài chính Tổng tài sản có

Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, ít nhất là 10% sẽ đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Trạng thái tiền mặt phụ thuộc vào: - Các yếu tố mà ngân hàng có thể kiểm sốt được:

+ Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Bán chứng khoán, nhận lãi chứng khoán; vay qua đêm, phát hành chứng chỉ tiền gửi hay nhận tiền gửi khách hàng; những khoản tín dụng đã đến hạn thu hồi.

+ Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Mua chứng khoán, trả lãi tiền gửi; khách hàng rút tiền theo định kỳ; trả nợ vay đến hạn; cho vay qua đêm; thanh tốn phí dịch vụ cho ngân hàng khác.

- Các yếu tố mà ngân hàng khơng thể kiểm sốt được:

+ Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Những khoản tiền nhận được từ nghiệp vụ thanh toán bù trừ; các khoản thuế thu hộ, tiền mặt trong quá trình thu tiền (tiền đang chuyển).

+ Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Các khoản phải trả trong nghiệp vụ thanh toán tiền mặt; thuế phải thanh toán cho ngân sách; khách hàng rút tiền gửi trước hạn.

 Chỉ số năng lực cho vay (H4):

Năng lực cho vay = Dư nợ / Tổng tài sản có

Chỉ số này phản ánh năng lực cho vay của ngân hàng. Chỉ số này càng lớn thì tính thanh khoản càng giảm vì cho vay là những tài sản có tính thanh khoản thấp nhất

mà ngân hàng nắm giữ.

Theo quy định của Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ra năm 2005, tỷ trọng dư nợ trong tổng tài sản “Có” tối đa là 95%, đến năm 2010, theo Thông tư 19/2010/TT- NHNN ra ngày 20/09/2010 quy định tỷ lệ này tối đa là 80%.

 Chỉ số Dư nợ/Tiền gửi khách hàng (H5):

Để hiểu rõ hơn về chỉ số H4, chúng ta xem xét cùng với chỉ số H5, đánh giá các ngân hàng thương mại đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao và càng lớn hơn 1, khả năng thanh khoản càng thấp.

 Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6):

Chứng khoán thanh khoản = Chứng khoán nắm giữ / Tổng tài sản có

Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán để dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

 Chỉ số trạng thái ròng (H7):

Trạng thái ròng = Tiền gửi và cho vay TCTD / Tiền gửi và vay từ TCTD

Những nhận định khi phân tích hai chỉ số H4 và H5 sẽ được minh chứng thêm khi xem xét chỉ số H7 này. Chỉ số cho thấy trạng thái tương quan giữa tiền gửi và vay của ngân hàng so với các TCTD khác. Các ngân hàng quy mơ nhỏ thường có H7 nhỏ hơn 1.

 Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD) / Tiền gửi khách hàng (H8)

Chỉ số này càng cao thì càng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản, nhưng khả năng sinh lời khơng cao.

Ngồi ra các NHTM có thể sử dụng các chỉ số sau để đo lường rủi ro thanh khoản:

Vị trí thanh khoản cho vay qua đêm ==

Tổng cho vay qua đêm -- Tổng nợ qua đêm Tài sản "Có"

Khả năng thanh khoản tăng khi chỉ số này tăng.

Tỷ số thành phần tiền biến động =

Tiền gửi giao dịch Tổng số tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)