Các phương pháp và quy trình thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 53 - 55)

1.6.2 .Tập đồn tài chính Lloyds Banking Group – Anh

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB

2.2.2.2. Các phương pháp và quy trình thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản

Để quản trị rủi ro thanh khoản, SCB thực hiện hai phương pháp là phân tích thanh khoản tĩnh và phân tích thanh khoản động.

Phương pháp phân tích tĩnh chính là sự kết hợp giữa phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn và phương pháp tiếp cận các chỉ số. Phương pháp này sử dụng số liệu trên bảng cân đối tài sản nợ - tài sản có để tính tốn các chỉ số thanh khoản, từ đó, đưa ra hạn mức hợp lý.

Phương pháp phân tích động chính là dự đốn cung-cầu thanh khoản, từ đó dự báo độ lệch thanh khoản. Phương pháp phân tích động bao gồm các bước sau:

- Lập báo cáo cung cầu thanh khoản: Bộ phận hỗ trợ cho ALCO (Phòng Cân đối tổng hợp) xây dựng báo cáo cung cầu thanh khoản bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: 1 ngày, 7 ngày, 8 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

- Phân tích mơ phỏng thanh khoản: Hàng tuần, bộ phận hỗ trợ ALCO (Phòng Cân đối tổng hợp) thiết lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định với xác suất xảy ra tối thiểu 5%. Các giả định nêu trong kịch bản bao gồm:

+ Giả định thay đổi lãi suất.

+ Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế…) và môi trường vi mô (cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác, uy tín…).

Với mỗi kịch bản, cần dự báo các yếu tố sau: + Kế hoạch cho vay mới.

+ Khả năng huy động tiền gửi mới từ các tổ chức, cá nhân. + Khả năng huy động vốn mới từ phát hành giấy tờ có giá. + Khả năng vay cầm cố, chiết khấu của Ngân hàng nhà nước.

+ Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các Tổ chức tín dụng khác.

+ Khả năng thực hiện hợp đồng repo (bán chứng khốn có cam kết mua lại). + Khả năng chuyển các tài sản khác (tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ phần…) thành tiền mặt.

- Phân tích khả năng thanh khoản: theo từng kịch bản, bộ phận hỗ trợ ALCO (Phòng Cân đối tổng hợp) xây dựng lại báo cáo luồng tiền vào, luồng tiền ra; xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt.

Trên cơ sở kết quả của 2 phương pháp nêu trên, ALCO sẽ quyết định các biện pháp xử lý thích ứng.

Phương pháp phân tích động mới được SCB áp dụng trong thời gian gần đây. Để áp dụng hiệu quả hơn đối với phương pháp này, SCB đang triển khai Hệ thống tính tốn tổn thất dự kiến để tính tốn xác suất xảy ra rủi ro thanh khoản của từng tình huống, đo lường rủi ro theo mơ hình Basel II. Từ việc tính tốn trên, SCB có thể ước lượng “Nhu cầu thanh khoản dự tính” mà trạng thái thanh khoản của từng tình huống có thể mang lại cho Ngân hàng.

Đáng chú ý, liên quan đến rủi ro khía cạnh con người, các cơng cụ quản lý được SCB đưa vào ứng dụng như: Chương trình quản lý rủi ro hoạt động, Chương

trình quản lý thơng tin CIC, Hệ thống đánh giá tác động môi trường và xã hội… Bên cạnh đó, kiểm tốn nội bộ có vai trị quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn rủi ro thông qua cơng tác kiểm tra, rà sốt, đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị để Ban điều hành Ngân hàng điều chỉnh chính sách một cách kịp thời, nhằm hạn chế sớm rủi ro phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)