Cơ cấu lại tài sản thanh khoản và tài sản kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 73 - 74)

1.6.2 .Tập đồn tài chính Lloyds Banking Group – Anh

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB

3.2.1.2. Cơ cấu lại tài sản thanh khoản và tài sản kinh doanh

hàng. Ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản thanh khoản, tài sản kinh doanh cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra và tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Đó là ấn định các tỷ lệ giữa tài sản thanh khoản và tài sản kinh doanh bằng việc xây dựng các kịch bản cụ thể về rủi ro thanh khoản trong tình huống thị trường tốt, xấu và bình thường; ví dụ như kịch bản vốn huy động mất đi 10%, 30% và trong trường hợp xấu nhất có thể lên tới 50%/tổng tài sản. Mỗi kịch bản có gói giải pháp riêng để nếu gặp rủi ro thanh khoản sẽ chủ động nguồn tiền bù đắp sự thiếu hụt. Ngoài ra cần đa dạng hố và tăng tính thanh khoản của danh mục tài sản đầu tư để có thể vận dụng được chiến lược quản trị thanh khoản hỗn hợp một cách hài hoà và linh hoạt.

Ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác) để đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Trung ương và để đối phó với các dịng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý. Ngân hàng cũng cần xem xét lại cơ cấu về danh mục tài sản nợ, tài sản của mình cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất bằng việc cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường I (huy động tiền gửi từ các tổ chức và dân cư); cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung, dài hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Ngoài ra, nên thực hiện việc phát hành các giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn giữa thị trường I và thị trường II (thị trường liên ngân hàng); điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)