Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 47 - 51)

1.6.2 .Tập đồn tài chính Lloyds Banking Group – Anh

2.1 Tổng quan về SCB

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB

Quy mô vốn và tài sản

Năm 2011, tổng tài sản của SCB tăng đột biến lên 144.814 tỷ đồng, tương ứng với 141% so với 2010, và tổng tài sản gần như không thay đổi đáng kể vào năm 2012. Năm 2011, tổng tài sản của ngân hàng tăng là do hai nguyên nhân chính: Th nhất, ngân hàng tăng dư nợ tín dụng; thứ hai, quy mơ tài sản cố định tăng lên.

Bảng 2.1: Quy mô vốn điều lệ và tài sản của SCB năm 2010-2012 (đvt: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Vốn điều lệ 4.185 10.584 10.584 Tài sản 60.183 144.814 149.206

(Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, báo cáo tổng giám đốc 2010-2012)

Hình 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng tài sản và vốn điều lệ tại SCB 2010-2012 (đơn vị %)

(Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2010-2012)

Năm 2011, vốn điều lệ tăng rất cao, lên 10.584 tỷ đồng, tương ứng với 153% so với năm 2010, và mức vốn điều lệ này được giữ nguyên sang năm 2012. Sự gia tăng đột biến này là do ngày 26/12/2011, NHNN đã ký quyết định sáp nhập ba NHTM đó là NHTMCP Sài Gịn, NHTM Việt Nam tín nghĩa và NHTMCP Đệ nhất.

Tình hình kết quả kinh doanh

153% 0% 141% 3% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 160% 180% 2011 2012 Tăng trường vốn điều lệ

Tăng trưởng tài sản

Hình 2.2: LNST của SCB trong giai đoạn 2010-2012 (đv: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, báo cáo tổng giám đốc 2010-2012)

Lợi nhuận của SCB có xu hướng giảm qua các năm đạt 447 tỷ đồng vào năm 2010 nhưng ngay sau đó sang năm 2011 giảm 70% xuống chỉ cịn 150 tỷ và lại tiếp tục giảm 49% ở mức 77 tỷ vào năm 2012.

Như vậy, tình hình kinh doanh của SCB trong giai đoạn 2010-2012 không tốt. Lợi nhuận giảm mạnh, và có xu hướng sẽ giảm nữa trong thời gian tới nếu ngân hàng khơng có biện pháp tốt nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản có và tăng doanh số kinh doanh. Sự sụt giảm lợi nhuận vào các năm 2010, 2011 và 2012 là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế có những biến cố bất lợi cho hoạt động của ngành ngân hàng cũng như các doanh nghiệp.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 LNTT 447 150 77 ROA % 0,78 0,15 0,05 ROE % 10,19 1,91 0,68

Bảng 2.2: Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời tại SCB giai đoạn 2010-2012 (Nguồn: Báo cáo thường niên SCB, báo cáo tổng giám đốc 2010-2012)

Với diễn biến tăng giảm tài sản, vốn và lợi nhuận như vậy, tỷ suất sinh lời 447 150 77 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2010 2011 2012 LNTT LNTT

tổng tài sản (ROA) của SCB thấp và giảm mạnh. Từ năm 2010 tỷ suất này giảm mạnh và ln ở mức dưới 1%, thậm chí năm 2011 và 2012 chỉ ở mức 0,15% và 0,05%. Những con số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng không cao và càng ngày càng kém. Ngay cả sau khi sáp nhập ba ngân hàng lại để đẩy mạnh quy mô và chất lượng hoạt động kinh doanh, chỉ có tài sản tăng nhưng lợi nhuận lại giảm, hiệu quả sinh lời của ngân hàng kém hơn trước rất nhiều.

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) cũng có biến động tiêu cực. Từ 10.195 năm 2010 giảm rất mạnh và chỉ cịn 1,91% năm 2011, thậm chí 0,68% năm 2012.

Hoạt động huy động vốn và cho vay khách hàng

Hoạt động huy động vốn từ khách hàng

Hoạt động huy động vốn khách hàng của SCB tương đối tốt và có tốc độ tăng trưởng khá là ổn định qua các năm, thường ở mức trên 50% tổng vốn. Mặc dù, chịu tác động của khủng hoảng tài chính thế giới hưng vốn huy động từ khách hàng của SCB năm 2010 vẫn tăng và chiếm tỷ trọng 65-66% trong tổng vốn. Khả năng huy động vốn và kiểm soát nguồn vốn tốt cũng là một yếu tố quan trọng hỗ trợ SCB quản lý thanh khoản trong tình hình kinh tế, tài chính bất ổn trong nước và thế giới hiện nay.

Hình 2.3: Kết quả huy động vốn và cho vay đối với khách hàng giai đoạn 2010- 2012 (đơn vị: tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2010-2012)

Cho vay khách hàng 32617.436 46877.501 75792.237 32244.071 48798.277 68913.183 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 2010 2011 2012 Cho vay khách hàng Tiền gửi khách hàng

Sử dụng vốn của SCB tăng trưởng khả quan về khối lượng và số lượng khách hàng. Số lượng khách hàng tăng bình quân 40%/năm và tăng trưởng dư nợ khách hàng thường đạt mức trên 35-40%.

Tuy nhiên, khi xem xét tổng hợp giữa hai chỉ tiêu “Huy động vốn từ khách hàng” và “Cho vay khách hàng” thấy rằng, mặc dù vốn huy động tăng trưởng đều nhưng không đủ để cho vay đối với khách hàng. Năm 2010 tỷ lệ này 101,15%, năm 2011 là 96,06%, sang năm 2012 tỷ lệ này lên đến 109,98%. Có thể thấy tỷ lệ như vậy là rất cao vượt quy định của thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành năm 2010 là 80%, đây là một trong những nguyên nhân khiến SCB mất thanh khoản dẫn đến việc tái cơ cấu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Và để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn khác ví dụ huy động từ các tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá…

Bảng 2.3: Tỉ lệ nợ xấu của SCB từ 2010-2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Nợ xấu 11,40% 7,20% 7,20%

(Nguồn: Báo cáo thường niên SCB 2010-2012)

Chất lượng tín dụng của SCB khơng tốt trong năm 2010 một năm mà kinh tế cũng khó khăn, nợ xấu của SCB tăng rất cao, chiếm 11,4% trong tổng dư nợ. Chứng tỏ, thời gian này, rủi ro tín dụng của ngân hàng cao, đây cũng chính là nguyên nhân tác động xấu tới khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Sang năm 2011, tình hình dư nợ xấu được cải thiện hơn nhưng vẫn ở mức cao là 7,2%, trên mức cho phép là 3%. Nợ xấu tuy đã giảm nhưng vẫn rất cao và rủi ro tín dụng của ngân hàng vẫn nghiêm trọng. Đến năm 2012, tình trạng này vẫn khơng thay đổi tích cực hơn, tỷ lệ nợ xấu vẫn là 7,2%. Tỷ lệ nợ xấu giảm như vậy vì SCB đã tiến hành bán 7.120 tỷ đồng nợ xấu cho công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và SCB cũng đã tập trung nhiều công sức, áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để xử lý hiệu quả vấn đề nợ xấu, nhờ nổ lực khơng ngừng thì đến năm 2013 tỷ lệ nợ xấu xuống dưới ngưỡng an toàn 3%. Sau khi bán nợ xấu, SCB đã cùng VAMC đẩy mạnh việc tái cơ cấu, xử lý nợ xấu và kể cả phát mãi tài

sản đảm bảo… SCB dự kiến sẽ tiếp tục rà soát để bán tiếp khoảng 1.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong thời gian tới để đưa hoạt động của SCB đạt mức an toàn cao nhất khi giảm được nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)