Nhân sự và tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 52 - 53)

1.6.2 .Tập đồn tài chính Lloyds Banking Group – Anh

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB

2.2.2.1. Nhân sự và tổ chức

SCB tiếp tục cam kết tạo ra giá trị gia tăng cho các cổ đông thông qua việc phát triển hoạt động kinh doanh, đồng thời duy trì rủi ro ở mức chấp nhận. Ngoài ra, Ngân hàng đã xây dựng khung hệ thống quản lý rủi ro bao gồm cơ cấu tổ chức, các quy định nội bộ nhằm quản lý rủi ro ở mọi phạm vi từ khoản mục đến danh mục và các loại hình kinh doanh, các loại rủi ro tín dụng, thị trường và hoạt động… phù hợp với hệ thống mạng lưới trải rộng cả nước và một số địa bàn nước ngoài, cùng các loại hình kinh doanh phong phú, đa dạng.

Cơ cấu tổ chức liên quan đến quản lý rủi ro đã được Ngân hàng xây dựng và xem xét nhằm điều chỉnh kịp thời và thường xuyên, bao gồm:

- Các Ủy ban liên quan đến quản lý rủi ro như Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Kiểm tốn, Hội đồng Tín dụng cấp cao… trực thuộc Hội đồng Quản trị;

- Ủy ban Tín dụng, Ủy ban Quản lý tài sản nợ - có (ALCO), Phịng Quản lý rủi ro, Phịng Kiểm tra kiểm soát nội bộ… trực thuộc Ban Điều hành

- Các cấp quản lý, kiểm soát viên, bộ phận kiểm soát độc lập… trực thuộc các đơn vị kinh doanh trực tiếp cùng các chốt kiểm soát trong từng quy trình tác nghiệp.

Mơi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu ảnh hưởng của thị trường thế giới với nhiều cơ hội cũng như thách thức về rủi ro. Hệ thống quản lý rủi ro thị trường đã được Ngân hàng quan tâm xây dựng và dần hoàn thiện hơn, nhằm đảm bảo phòng chống các rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, cũng như các rủi ro về lãi suất, thanh khoản.

- SCB thành lập Ủy ban Quản lý tài sản nợ - có (ALCO) nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính và dự báo bối cảnh chung, Ủy ban ALCO sẽ đề xuất về cấu trúc nguồn vốn, cơ cấu sử dụng vốn cùng với các chính sách khách hàng trong từ thời kỳ nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.

- Các đơn vị kinh doanh ngoại hối (FX), giao dịch tiền gửi (MM) được tổ chức theo mơ hình Front - Middle - Back và duy trì hệ thống kiểm sốt giao dịch, đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro xảy ra;

- Ngân hàng thiết lập hệ thống hạn mức giao dịch rất cụ thể đối với các Đơn vị tại Chi nhánh, Hội sở trên cơ sở khả năng, kinh nghiệm và chất lượng tín dụng thực tế. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo, quản lý danh mục kinh doanh và đầu tư, tính tốn mức thiệt hại tối đa (VAR) cũng được áp dụng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)