Hoàn thiện hệ thống luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 77 - 78)

1.6.2 .Tập đồn tài chính Lloyds Banking Group – Anh

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB

3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Tiếp tục hồn thiện hệ thống hành lang pháp lý nói chung và hệ thống hành lang pháp lý về hoạt động ngân hàng nói riêng là cần thiết và cấp bách. Trong thời gian tới, cầnntập trung triển khai xây dựng Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật giám sát hoạt động ngân hàng và Luật bảo hiểm tiền gửi; rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực ngân hàng đảm bảo phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại lành mạnh, minh bạch, vận hành theo cơ chế thị trường có sự kiểm sốt hợp lý của Chính phủ. Muốnvậy, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình ngân hàng: thương mại, đầutư, chính sách, phát triển để tránh những đặc điểm riêng có của loại hình ngân hàng này trở thành lợi thế cạnh tranh khơng cơng bằng với loại hình ngân hàng khác. Trong dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi, cần nghiên cứu nâng mức bảo hiểm tiền gửi của khách hàng tại cácngân hàng. Bởi lẽ, việc nâng mức tiền gửi được bảohiểm

làm cho người gửi tiền yên tâm hơn, tránh tình trạng rút tiền hàng loạt. Điều này sẽ giúp các ngân hàng thương mại ổn định được nguồn tiền gửi.

3.2.2.2. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước

Sự chi phối của sở hữu nhà nước trong các ngân hàng là khơng tương thích với một hệ thống ngân hàng có sự cạnh tranh cao. Một hệ thống ngân hàng hiệu quả cần có mức độ cạnh tranh cao;dovậy, nếu có sở hữu nhà nước thì ngân hàng này phải có khả năng hoạt động như một pháp nhân độc lập.

Thực tế ở Việt Nam cho thấy, sự chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước trong hệ thống ngân hàng là khá lớn. Điều này được xem là một điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam khơng cịn sự lựa chọn nào khác là phải tiến hành cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước để tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này. Một điểm cần lưu ý ở đây là, việc cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước phải thay đổi được cách thức quản trị ngân hàng, tránh tình trạng “bình mới rượu cũ”. Cùng với tiến trình hội nhập và các cam kết quốc tế, có thể giảm dần tỷ lệ nắm giữ vốn cổ phần của nhà nước trong các ngân hàng này sau khi cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)