Hoàn thiện thị trường liên ngân hàng và xây dựng thị trường mua bán nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 80 - 81)

1.6.2 .Tập đồn tài chính Lloyds Banking Group – Anh

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB

3.2.3.4. Hoàn thiện thị trường liên ngân hàng và xây dựng thị trường mua bán nợ

việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước.

3.2.3.4. Hoàn thiện thị trường liên ngân hàng và xây dựng thị trường mua bán nợ hiệu quả hiệu quả

NHNN vẫn sử dụng thị trường mở để điều hòa vốn, giải quyết thanh khoản cho các ngân hàng trong khi bản chất của thị trường mở là để bơm tiền hoặc hút tiền để điều tiết lượng cung tiền trong nền kinh tế. Nhưng thực tế hiện nay là tham gia thị trường mở đa số là các ngân hàng lớn, các ngân hàng lớn thắng đấu thầu trên thị trường mở và trở lại cho vay các ngân hàng nhỏ với lãi suất chặt chém khi các ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản. Thực tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam dường như dựa nhiều vào việc vay mượn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Trong thời gian qua, một số ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ đi vay trên thị trường liên ngân hàng rất lớn, chiếm tới 50% hoặc cao hơn so với dư nợ cho vay. Do thị trường tiền tệ biến động phức tạp bởi chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt, nên các ngân hàng này có nhiều thời điểm phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất trên 20%/năm, thậm chí tới 30%/năm và cá biệt tới 35%/năm. Do vậy không những khả năng thanh khoản bị đe doạ mà còn ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận. Ở thái cực khác, một số ngân hàng có nguồn vốn khả dụng tương đối, nhất là các ngân hàng mới thành lập, số vốn góp của các cổ đơng tạm thời chưa sử dụng cho mục đích khác, thay vì cho khách hàng thông thường vay, đã cho vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm tìm kiếm chêch lệch lãi suất cao hơn. Như vậy, việc vay mượn vốn lẫn nhau giữa các ngân hàng thời gian qua với tỷ lệ và mức lãi suất cao như thế là khơng có lợi, gây mất an toàn cho cả hệ thống và chính bản thân các ngân hàng. Trong khi đó bản chất của thị trường liên ngân hàng là nơi các tổ chức tín dụng có thể cho vay lẫn nhau để bù đắp sự thiếu hụt vốn tạm thời. Mục đích của vay trên thị trường này là đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời, cân đối vốn trong ngắn hạn hay đáp ứng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đi vay.

Vậy nên lãi suất trên thị trường 2 thường thấp hơn lãi suất vay trên thị trường một. Do đó, NHNN phải xây dựng được thị trường liên ngân hàng hoạt động hiệu quả, đúng với bản chất của nó để tạo tính thanh khoản tốt hơn cho hệ thống ngân hàng. Ví dụ như quy định trần khống chế lãi suất liên ngân hàng, khuyến khích và tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ tham gia thị trường mở.

Mặc dù Đề án thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) đã được phê duyệt và VAMC đã chính thức đi vào hoạt động với nguyên tắc lấy thu bù chi, khơng vì mục tiêu lợi nhuận, cơng khai, minh bạch và hạn chế rủi ro, chi phí trong xử lý nợ xấu nhưng hiện nay thị trường mua bán nợ vẫn cịn kém phát triển, nhà đầu tư nước ngồi thiếu khung pháp lý để tham gia thị trường một cách an toàn và nợ xấu tiềm tàng rất lớn từ các tập đoàn tư nhân và nhà nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới rủi ro thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Do đó để thúc đẩy mạnh hơn thị trường mua bán nợ cần giải tỏa những lo ngại của ngân hàng và doanh nghiệp khi bán nợ cho VAMC và phải có thêm nguồn lực tài chính ngồi trái phiếu đặc biệt để xử lý nợ xấu, chẳng hạn phát hành trái phiếu chính phủ hoặc bán tài sản nhà nước (thoái vốn, bán DNNN, bất động sản...) để hỗ trợ vốn cho VAMC. Ngồi ra, cần có cơ chế cụ thể hơn về bảo lãnh tín dụng áp dụng cho VAMC với thủ tục đơn giản, hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục sang nhượng, chuyển đổi tài sản áp dụng đặc biệt cho VAMC; có chính sách khuyến khích thị trường mua bán nợ, như chính sách thuế, chính sách sở hữu hoặc thuê tài sản đối với người nước ngoài...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)