Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 70 - 73)

1.6.2 .Tập đồn tài chính Lloyds Banking Group – Anh

3.1. Định hướng phát triển

3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm 2020 2020

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước để hình thành bộ máy tổ chức tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực, năng lực xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng trung ương, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời tạo nền tảng phát triển Ngân hàng Nhà nướctrở thành ngân hàng trung ương hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các ngân hàng trung ương trong khu vực Châu Á.

Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thực hiện thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Điều hành tiền tệ, lãi suất và tỷ giá hối đối theo cơ chế thị trường thơng qua sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các cơng cụ chính sách tiền tệ gián tiếp. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt và thanh tốn qua ngân hàng. Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam. Chính sách tiền tệ tạo điều kiện huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khố để định hướng và khuyến khích cơng chúng tiết kiệm, đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.

3.1.2. Định hướng phát triển các tổ chức tín dụng

Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Nhưng hiện trạng các ngân hàng yếu kém phải tái cấu trúc đang có tình trạng sở hữu chéo rất phức tạp và là tảng đá ngán đường trong việc nâng cao chất lượng hệ thống tín dụng thơng qua tái cấu trúc. Do đó tái cấu trúc đồng thời phải giảm

thiểu và đi tới loại bỏ sở hữu chéo không đúng quy định của pháp luật đối với hệ thống tài chính.

Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các TCTD trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngồi theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát triển các ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, khơng để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngồi sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với các TCTD yếu kém. Đưa hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hướng và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả.

Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mơ hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng để xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các TCTD, kể cả các TCTD nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở cơng nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thơng lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thương mại. Phát triển các TCTD phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa

các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

3.1.3. Định hướng phát triển của SCB đến năm 2020

Trở thành một trong năm Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với phương châm “Hồn thiện vì khách hàng”. Kiện tồn bộ máy tổ chức, củng cố và nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, kiểm sốt, điều hành, hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin - Tạo nền tảng cho sự phát triển trung dài hạn, cụ thể như sau:

Nâng cao năng lực tài chính để bảo đảm thanh khoản và sức cạnh tranh. Tiếp tục tăng quy mơ vốn điều lệ căn cứ theo tình hình thực tế, tăng tài sản có đi đơi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản; giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có; xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng.

Đẩy mạnh công tác huy động vốn, tăng trưởng tín dụng phù hợp với đặc điểm, tình hình hoạt động SCB trên cơsở tăng cường kiểm soát chất lượng và rủi ro tín dụng.

Phát triển các sản phẩm huy động vốn đa dạng, phong phú, hấp dẫn để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư.

Phát triển các sản phẩm tín dụng, các gói dịch vụ phục vụ các nhu cầu vay vốn của khách hàng phù hợp với chính sách và định hướng tín dụng của SCB, cơ cấu lại danh mục tín dụng đầu tư theo hướng ưu tiên phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu, nông nghiệp…

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phấn đấu nâng dần tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập của SCB.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức – nhân sự, kiện toàn bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Nâng cao năng lực quản lý rủi ro, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ. Thực hiện nghiêm túc các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Tiếp tục xây dựng quy chế quản lý nội bộ để hồn chỉnh các quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh thống nhất và hiệu quả.

Đầu tư đổi mới và hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao cơng nghệ với các tổ chức tài chính nước ngồi.…

Tích cực tìm kiếm, lựa chọn và đàm phán các điều kiện liên quan đến việc hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho SCB phát triển mạnh hơn, góp phần khẳng định thương hiệu và nâng cao năng lực hoạt động cho những năm sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 70 - 73)