Xây dựng và hồn thiện quy trình quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 74 - 76)

1.6.2 .Tập đồn tài chính Lloyds Banking Group – Anh

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại SCB

3.2.1.3. Xây dựng và hồn thiện quy trình quản trị rủi ro thanh khoản

Hiện tại SCB đang trong giai đoạn hoàn thiện và ban hành quy định về quản trị rủi ro thanh khoản từ đó sẽ giúp NH có một quy trình chuẩn làm căn cứ để các đơn vị có liên quan theo đó thực hiện hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản một cách trình tự chính xác, đồng thời trách nhiệm của các đơn vị và bộ phận có liên quan được phân định rõ ràng. Nên quy định rõ Ngân hàng cần làm gì khi thiếu nguồn thanh khoản, ví dụ như:

- Phát hành trái phiếu để tài trợ cho các khoản vay mới, đặc biệt khi Ngân hàng khơng cịn nguồn vốn đủ để tài trợ.

- Trong trường hợp Ngân hàng cho vay một khoản vay mới làm thiếu thanh khoản, Ngân hàng phải lập tức tìm kiếm nguồn thanh khoản mới để đảm bảo quy định. Ví dụ như: xin tái cấp vốn, vay ngân hàng khác, phát hành kỳ phiếu ngân hàng…

Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản của SCB chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Ngân hàng mới chỉ chú trọng vào bước giám sát và xử lý rủi ro mà bỏ qua bước nhận diện và cảnh báo sớm về nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản cũng như xây dựng kế hoạch dự phịng. Vì vậy khi gặp khó khăn về thanh khoản ngân hàng sẽ lâm vào thế bị động và lúng túng trong việc tìm phương án đối phó. Vì vậy, Ngân hàng cần xây dựng quy trình quản trị rủi ro thanh khoản gồm 4 bước:

Bước 1: Đo lường rủi ro thanh khoản: sau khi nhận diện rủi ro thanh khoản ngân hàng sẽ gặp phải, ngân hàng thường xuyên tiến hành đo lường rủi ro thanh khoản để xem xét mức độ nghiêm trọng mà rủi ro thanh khoản có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đo lường rủi ro thanh khoản phải đảm bảo cả đo lường định tính và đo lường định lượng tác động của nó đến hoạt động của ngân hàng.

Bước 2: Lựa chọn chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản: tùy từng thời kỳ, giai đoạn hoạt động mà Ngân hàng lựa chọn chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản nào cho phù hợp để nhận diện được rủi ro thanh khoản có thể phát sinh và rủi ro tiềm ẩn để chủ động đối phó và có phương án xử lý phù hợp, hiệu quả.

Bước 3: Xử lý rủi ro thanh khoản: rủi ro thanh khoản sau khi được đo lường và lựa chọn chiến lược ở bước 1 và bước 2, Ngân hàng phải tìm biện pháp xử lý rủi ro thanh khoản. Yêu cầu của bước này là phải nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhằm hạn chế tối đa tổn thất phát sinh cho ngân hàng.

Bước 4: Lượng hóa rủi ro thanh khoản: lập bảng thanh khoản rịng ghi chép thống kê tất cả các luồng tiền phản ánh nguồn tạo nên thanh khoản và số tiền Ngân hàng đã thực sự sử dụng để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản từ đó tính được trạng thái thanh khoản rịng để có thể giám sát rủi ro một cách tốt nhất, việc giám sát rủi

ro thanh khoản được cụ thể hóa như sau:

- Các hạn mức rủi ro thanh khoản được thiết lập và đảm bảo sự tuân thủ hạn mức do Ủy ban ALCO, Pháp chế, QLRR phê duyệt.

- Khi các hạn mức bị vi phạm và/hoặc có xu hướng diễn biến xấu đi cần báo cáo cho Ban Tổng Giám đốc, Ủy ban ALCO, Pháp chế, QLRR để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

- Khi các hạn mức liên tục bị vi phạm và ngân hàng gặp phải khủng hoảng khả năng thanh tốn thì Hội đồng quản trị trực tiếp chỉ đạo các biện pháp xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn 002 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)